Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Minh | Ngày 23/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyệt Đức - Nguyệt Đức - Thuận Thành - Bắc Ninh
Trang bìa
Trang bìa:
Trang bìa:
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Câu 1
Đốt cháy thanh kim loại magie trong không khí, thanh kim loại magie cháy với ngọn lửa sáng chói tạo thành chất bột màu trắng là magie oxit. a) Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra? b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng? (Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí.) Giải a) Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học: thanh kim loại magie cháy với ngọn lửa sáng chói tạo thành chất bột màu trắng b) Phương trình chữ: Magie + khí oxi latex(rarr) Magie oxit latex(t^o) Câu 2: Câu 2
Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống?
Trong phản ứng hoá học chỉ có ||liên kết|| giữa các nguyên tử thay đổi làm cho ||phân tử|| này biến đổi thành ||phân tử|| khác. Kết quả là ||chất|| này biến đổi thành ||chất|| khác. Nội dung
I) THÍ NGHIỆM:
Tiết 21: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG I) THÍ NGHIỆM Trên đĩa cân A đặt ống nghiệm (1) chứa dung dịch Bari clorua (latex(BaCl_2)) và (2) chứa dung dịch Natri sunfat (latex(Na_2SO_4)). Đặt quả cân lên đĩa B cho đến khi cân thăng bằng. Bari clorua (latex(BaCl_2)) Natri sunfat (latex(Na_2SO_4)) Đổ ống nghiệm (1) vào ống nghiệm (2), rồi lắc cho 2 dung dịch trộn lẫn vào nhau. Hiện tượng: Thí nghiệm
2) HIỆN TƯỢNG - Có chất rắn màu trắng xuất hiện. Đó là Bari sunfat (latex(BaSO_4)) Phương trình chữ: Bari clorua + Natri sunfat latex(rarr) Bari sunfat + Natri clorua * Nhận xét: Kim của cân vẫn ở vị trí cân bằng Kết luận: Kết luận
3) KẾT LUẬN Khi phản ứng hoá học xảy ra, tổng khối lượng các chất sản phẩm không thay đổi so với các chất ban đầu. II) ĐỊNH LUẬT: ĐỊNH LUẬT
II) ĐỊNH LUẬT Lô-mô-nô-xôp (1711 - 1765) La-voa-die (1743 - 1794) Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Giải thích: Giải thích
GIẢI THÍCH Hình 2.5: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro (latex(H_2)) và khí oxi (latex(O_2)) tạo thành nước (latex(H_2O)) Khi phản ứng hoá học xảy ra: - Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi latex(rarr) phân tử này biến đổi thành phân tử khác (chất này biến đổi thành chất khác) - Số nguyên tử mỗi nguyên tố không đổi => Tổng khối lượng các chất không thay đổi (được bảo toàn) III) ÁP DỤNG: ÁP DỤNG
III) ÁP DỤNG Giả sử có phản ứng: A + B latex(rarr) C + D (latex(m_A), latex(m_B), latex(m_C), latex(m_D) là khối lượng của mỗi chất) Theo ĐLBTKL ta có biểu thức: latex(m_A) + latex(m_B) = latex(m_C) + latex(m_D) VD: Công thức khối lượng của phản ứng trong thí nghiệm trên là: latex(m_ (BaCl_2) + m_(Na_2SO_4)=m_(BaSO_4) + m_(NaCl) Vận dụng:
Hãy viết công thức khối lượng của định luật bảo toàn khối lượng trong các trường hợp sau: 1) A latex(rarr) B + C Latex(m_A = m_B + m_C) 2) A + B latex(rarr) C latex(m_A + m_B = m_C) 3) A + B latex(rarr) C + D + E latex(m_A + m_B = m_C + m_D +m_E) BÀI TẬP Xét PƯ:
Xét phản ứng: A + B latex(rarr) C + D Nếu biết khối lượng các chất latex(m_A = a; m_B = b; m_C =c a b c ? Gọi x là khối lượng của D (chưa biết) Theo ĐLBTKL: a + b = c + x => x = (a + b) - c Kết luận: Trong một phản ứng có n chất (kể cả chất phản ứng và sản phẩm), nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại Bài tập
Bài tập 1: Bài tập 1
Bài tập 1: Trong phản ứng hoá học ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của Natri sunfat (latex(Na_2SO_4)) là 14,2 gam, khối lượng của sản phẩm Bari sunfat (latex(BaSO_4)) là 23,3 gam và Natri clorua (latex(NaCl)) là 11,7 gam. Hãy tính khối lượng của Bari clorua (latex(BaCl_2)) đã phản ứng? Giải Phương trình chữ: Bari clorua + Natri sunfat latex(rarr) Bari sunfat + Natri clorua (latex(BaCl_2)) (latex(Na_2SO_4)) (latex(BaSO_4)) (latex(NaCl)) Theo ĐLBTKL ta có: latex(m_(BaCl_2) + m_(Na_2SO_4) = m_(BaSO_4) + m_(NaCl) => latex(m_(BaCl_2))+ 14,2 = 23,3 + 11,7 => latex(m_(BaCl_2)) = (23,3 + 11,7) - 14,2 => latex(m_(BaCl_2)) = 20,8 (gam) Bài tập 2: Bài tập 2
Bài tập 2 Cho 6,5 gam Kẽm (Zn) tác dụng với 7,3 gam axit clohiđric (HCl) tạo ra 13,6 gam Kẽm clorua (latex(ZnCl_2)) và khí hiđro (latex(H_2)) a) Hãy viết phương trình chữ của phản ứng hoá học trên? b) Tính khối lượng của khí hiđro (latex(H_2)) tạo thành? Giải a) Phương trình chữ: Kẽm + axit clohiđric latex(rarr) Kẽm clorua + Khí hiđro b) Theo ĐLBTKL ta có: latex(m_(Zn) + m_(HCl) = m_(ZnCl_2) + m_(H_2)) => 6,5 + 7,3 = 13,6 + latex(m_(H_2) => latex(m_(H_2)) = (6,5 + 7,3) - 13,6 => latex(m_(H_2) = 0,2 gam Bài tập 3: Bài tập 3
Bài tập 3 a) Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi. b) Khi nung nóng miếng Đồng (Cu) trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên. Các kết quả trên có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không? Giải thích? Giải Các kết quả trên không hề mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng a) Khi nung nóng cục đá vôi có khí cacbon đioxit thoát ra nên khối lượng giảm đi. Canxi cacbonat latex(rarr) Canxi oxit + Khí cacbon đioxit latex(t^o) b) Khi nung nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hoá hợp với khí oxi tạo ra một chất mới lên khối lượng tăng lên. Đồng + Khí oxi latex(rarr) Đồng(II) oxit latex(t^o) Hướng đẫn về nhà
Hướng đẫn về nhà: Hướng đẫn về nhà
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * BTVN: 1; 3 (SGK-54); 15.2; 15.3 (SBT-18) * Nghiên cứu bài "Phương trình hoá học" - Phương trình hoá học dùng để làm gì? - Làm thế nào để chuyển phương trình chữ thành phương trình hoá học? - Các bước lập phương trình hoá học? Kết thúc
:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)