Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng

Chia sẻ bởi Võ Văn Dũng | Ngày 23/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 8
Kiểm tra bài cũ:
Bài tập: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng dưới đây:
a. Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic.
b. Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng axit clohiđric thấy sủi bọt khí hiđrô và sinh ra muối kẽm clorua.
c. Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh cháy sinh ra khí có mùi hắc gọi là khí sunfurơ.
d. Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy sinh ra kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohiđric.
Ti?t 21: ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Tiết 21: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
1. Thí nghiệm :
2. Định luật :
“Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
* Giải thích:
Vì trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng các nguyên tử không đổi.
3. Áp dụng :
* Phương trình tổng quát : A + B  C + D
Theo ĐLBTKL, ta có biểu thức về khối lượng:
mA + mB = mC + mD
Ví dụ:
Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
Thí nghiệm :
Đặt trên đĩa cân A hai cốc :
+ Cốc (1) : chứa dung dịch bari clorua
+ Cốc (2) : chứa dung dịch natri sunfat
Đặt quả cân lên đĩa cân B cho đến khi cân thăng bằng.
Quan sát, nhận xét vị trí của kim cân trước phản ứng ?
Trước phản ứng, kim cân ở vị trí cân bằng
Đổ hóa chất từ cốc (1) vào cốc (2) , lắc nhẹ cho 2 dung dịch trộn lẫn vào nhau.
Quan sát, nhận xét :
+ Hiện tượng xảy ra trong cốc (2) ?
+ Sau phản ứng, vị trí của kim cân như thế nào?
- Trong cốc (2) xuất hiện chất rắn màu trắng không tan.
Sau phản ứng, vị trí của kim cân vẫn ở vị trí cân bằng.
Viết phuơng trình chữ cho thí nghiệm trên ?
Bari clorua + Natri sunfat  Bari sunfat + Natri clorua
Trước phản ứng
Sau phản ứng

Trước và sau phản ứng hóa học xảy ra,
kim cân vẫn giữ nguyên vị trí cân bằng,
Chứng tỏ điều gì?
Khối lượng các chất không thay đổi
Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa Bari clorua và Natri sunfat :
Ba
Ba
Cl
Cl
Cl
Cl
Na
Na
S
Na
Na
S
0
0
0
0
0
0
0
0
Hãy quan sát sơ đồ, nêu nhận xét : Trong một phản ứng hóa học,
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng như thế nào?
không thay đổi (bảo toàn)
Trước phản ứng
Sau phản ứng
không thay đổi (bảo toàn)
+ Khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau phản ứng có thay đổi không?
Ví dụ : Áp dụng ĐLBTKL, hãy viết công thức về khối lượng của phản ứng trong thí nghiệm ở phần 1.
mBari clorua + mNatri sunfat  mBari sunfat + mNatriclorua
Nếu giả sử : mBari clorua = a (g)
mNatri sunfat = b (g)
m Bari sunfat = c (g)
 mNatriclorua = ?
mNatri clorua = a + b - c
Bài tập 1 : Các câu sau đúng hay sai ?
a) Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất sản phẩm có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
b) Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
c) Trong một phản ứng hóa học số nguyên tử của các nguyên tố được bảo toàn.
d) Trong một phản ứng hóa học số phân tử của các chất được bảo toàn.
S
Đ
Đ
S
Bài tập củng cố:
Bài tập 2 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong không khí, ta thu được 10,2 gam hợp chất nhôm oxit.
a. Viết phương trình chữ của phản ứng ?
b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng ?
Đáp án :
a. Phương trình chữ :
Nhôm + oxi Nhôm oxit
b. Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mNhôm + moxi = mNhôm oxit
5,4 + moxi = 10,2
 moxi = 10,2 - 5,4 = 4,8 (gam)
Bài tập củng cố:
Khối lượng của lưỡi dao bị gỉ lớn hơn khối lượng của lưỡi dao trước khi bị gỉ. Vì sắt đã kết hợp với oxi trong không khí để tạo thành sắt oxit, theo phương trình sau :
sắt + oxi sắt oxit
Bài tập 3 : Một lưỡi dao để ngoài trời, sau một thời gian sẽ bị gỉ. Hãy cho biết khối lượng của lưỡi dao bị gỉ có bằng khối lượng của lưỡi dao trước khi gỉ không?
Đáp án :
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :
msắt oxit = msắt + moxi
Bài tập củng cố:
Học bài + làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 54
Chuẩn bị trước bài : “Phương Trình Hóa Học”
Tìm hiểu:
+ Phương trình hóa học là gì?
+ Các bước lập phương trình hóa học.

Ôn lại kiến thức bài trước :
- Cách viết phương trình chữ.
- Hóa trị các nguyên tố và nhóm nguyên tử.
- Cách lập CTHH nhanh của hợp chất.
Bài học đã
KẾT THÚC
Thân Ái Chào Các Em
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)