Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng

Chia sẻ bởi phạm thị kiều trang | Ngày 23/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM CHÚNG EM
Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
NỘI DUNG
I. THÍ NGHIỆM:

Quan sát video thí nghiệm cho BaCl2 tác dụng với Na2SO4 Và nhận xét theo gợi ý:
Phương trình phản ứng

Natri sunfat + Bari clorua Bari sunfat + Natri clorua
Na2SO4 BaCl2 BaSO4 NaCl

Trước và sau thí nghiệm số chỉ trên màn hiển thị như thế nào?
Trước và sau thí nghiệm số chỉ trên màn hiển thị không đổi.
Suy ra khối lượng không đổi.
Khi phản ứng hóa học xảy ra tổng khối lượng các chất không đổi
Có thể suy ra điều gì?
Khi phản ứng hóa học xảy ra tổng khối lượng các chất như thế nào?
 Chính vì khối lượng không đổi nên khối lượng các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn.
II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG:

Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
A + B C + D 
mA + mB = mC + mD
Từ thí nghiệm trên các e hãy rút ra nội dung của ĐLBTKL?
Định luật bảo toàn khối lượng do hai nhà khoa học Lômônôxôp người Nga và Lavoandie người Pháp tìm ra.
HS xem SGK trang 48, hình 2.5 và cho biết:
- Bản chất của phản ứng hóa học là gì?
- Khối lượng của mỗi nguyên tử có thay đổi không?
- Các nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không?
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. Các nguyên tử không thay đổi.
- Khối lượng của mỗi nguyên tử không đổi.
Từ những gợi ý trên các em hãy giải thích định luật BTKL?
Do trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi của liên kết giữa các nguyên tử. Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
III. ÁP DỤNG
HS đọc thông tin SGK phần 3 trang 54 và TN Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m. Thì nội dung của ĐLBTKL ở TN 1 được viết như thế nào?
mBariclorua + mNatrisunfat = mBarisunfat + mNatriclorua
 
Giả sử có hai chất tham gia A,B tạo ra chất C,D.
- Biểu thức định luật được viết như thế nào?
mA +mB = mC + mD
- Hãy viết công thức của phản ứng thí nghiệm trên.
- Nếu biết được khối lượng của ba chất ta tính được khối lượng chất còn lại không?
Nếu biết được khối lượng của ba chất ta tính được khối lượng chất còn lại
Giả sử có phản ứng giữa A+B tạo ra C+D .Công thức về khối lượng sẽ được viết như sau:
mA + mB = mC + mD
Ví dụ:
- Nếu biết được khối lượng của ba chất ta tính được khối lượng các chất còn lại:
a + b = c + x
x= (a+b) - c
Bài tập 2 SGK trang 54.
Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sufat Na2SO4 là 14,2 g, khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3g và 11,7g.
Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng?
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Giải:

Áp dụng ĐLBTKL:


14,2g + = 11,7g + 23,3g

Khối lượng của BaCl2 đã phản ứng:

= (23,3+11,7) -14,2
= 20,8(g)
CỦNG CỐ
Các em hãy nhắc lại nội dung và công thức của ĐLBTKL?
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
A + B C + D
mA + mB = mC + mD
KHỐI LƯỢNG KHÔNG ĐỔI
BÀI TẬP 15.1 (SBT/20)
a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit Clohiđric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí Hiđro.
b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit Clohidric đã phản ứng là 6,5 g và 7,3 g, khối lượng của chất kẽm Clorua là 13,6 g.
Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.
Giải:


b. = (6,5 +7,3 ) - 13,6
= 0,2 (g)
a.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài « ĐLBTKL» và làm bài tập 1, 3 SGK/54

- Xem trước bài “PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị kiều trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)