Bài 15. Chỉnh sửa văn bản
Chia sẻ bởi Lê Thị Thuý |
Ngày 14/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chỉnh sửa văn bản thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI 15
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng của hai phím Backspace và Delete.
- Biết chèn nội dung vào văn bản.
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản và nắm được thao tác chọn phần văn bản.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hai phím Backspace và Delete để xóa nội dung trong văn bản.
- Thực hiện được thao tác chèn thêm nội dung vào văn bản.
- Chọn được phần văn bản.
3. Thái độ:
- Thấy được lợi ích của việc soạn thảo văn bản trên máy tính.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, quan sát trực quan..
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số bài tập, máy chiếu, máy tính, giáo án.
Học sinh: Kiến thức cũ, đồ dùng học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Giáo viên ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài học.
3. Vào bài - Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
- Gv chiếu và phát nội dung câu truyện ngụ ngôn do bạn An nhớ và viết lại cho học sinh đọc.
“Vịt và Mèo
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Vịt đang cố sức tập chạy. Một con Mèo thấy thế liền mỉa mai:
- Chậm như Vịt mà cũng đòi tập chạy.
Vịt đáp:
- Anh đừng giễu tôi!
Mèo ngạc nhiên:
- Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó!
Vịt không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố sức chạy thật nhanh.
Mèo nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: “Việc gì mà vội, Vịt gần tới đích, mình phóng cũng vừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy Vịt đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng đã muộn mất rồi. Vịt đã tới đích trước nó.”
- Gv gọi một Hs đứng lên đọc nội dung câu truyện ngụ ngôn do bạn An nhớ và viết lại.
Hỏi: Em có nhận xét gì về câu truyện ngụ ngôn của bạn An viết lại?
Hỏi: Vậy tên hai nhân vật trong truyện ngụ ngôn đó là gì?
- Gv nhận xét. Như vậy bạn An đã nhớ sai tên nhân vật Rùa là Vịt và Thỏ là Mèo, em hãy giúp bạn An sửa lại tên hai nhân vật ở câu truyện cho đúng.
Hỏi: Ngoài việc sai tên nhân vật trong truyện, bạn An còn có chỗ nào viết sai so với câu truyện gốc không?
- Gv chiếu nội dung câu truyện Rùa và Thỏ cho học sinh so sánh.
- Gv yêu cầu Hs sửa lại câu truyện của bạn An cho đúng với câu truyện gốc.
Hỏi: Em có nhận xét gì về văn bản được viết trên giấy sau khi chỉnh sửa?
- Gv dẫn dắt: Đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của việc soạn thảo trên giấy. Với máy tính chúng ta không bao giờ phải lo lắng đến vấn đề trên, chúng ta có thể thoải mái chỉnh sửa văn bản mà không để lại một dấu vết gì? Vậy chỉnh sửa văn bản trên máy tính như thế nào các em sẽ được tìm hiểu ở bài học hôm nay “CHỈNH SỬA VĂN BẢN”
- Học sinh đọc.
- Bạn An đã nhớ sai tên hai nhân vật trong truyện ngụ ngôn.
- Là Rùa và Thỏ.
- Hs thực hiện sửa trên phiếu học tập.
- Bạn An viết thiếu. “Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?” ở sau “Anh đừng giễu tôi!” và dư “Nó bực mình quay ra cãi nhau với Vịt” ở cuối câu truyện.
- Hs thực hiện chỉnh sửa trên phiếu học tập.
- Văn bản sau khi chỉnh sửa nhìn lem nhem và xấu.
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng của hai phím Backspace và Delete.
- Biết chèn nội dung vào văn bản.
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản và nắm được thao tác chọn phần văn bản.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hai phím Backspace và Delete để xóa nội dung trong văn bản.
- Thực hiện được thao tác chèn thêm nội dung vào văn bản.
- Chọn được phần văn bản.
3. Thái độ:
- Thấy được lợi ích của việc soạn thảo văn bản trên máy tính.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, quan sát trực quan..
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số bài tập, máy chiếu, máy tính, giáo án.
Học sinh: Kiến thức cũ, đồ dùng học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Giáo viên ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài học.
3. Vào bài - Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
- Gv chiếu và phát nội dung câu truyện ngụ ngôn do bạn An nhớ và viết lại cho học sinh đọc.
“Vịt và Mèo
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Vịt đang cố sức tập chạy. Một con Mèo thấy thế liền mỉa mai:
- Chậm như Vịt mà cũng đòi tập chạy.
Vịt đáp:
- Anh đừng giễu tôi!
Mèo ngạc nhiên:
- Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó!
Vịt không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố sức chạy thật nhanh.
Mèo nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: “Việc gì mà vội, Vịt gần tới đích, mình phóng cũng vừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy Vịt đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng đã muộn mất rồi. Vịt đã tới đích trước nó.”
- Gv gọi một Hs đứng lên đọc nội dung câu truyện ngụ ngôn do bạn An nhớ và viết lại.
Hỏi: Em có nhận xét gì về câu truyện ngụ ngôn của bạn An viết lại?
Hỏi: Vậy tên hai nhân vật trong truyện ngụ ngôn đó là gì?
- Gv nhận xét. Như vậy bạn An đã nhớ sai tên nhân vật Rùa là Vịt và Thỏ là Mèo, em hãy giúp bạn An sửa lại tên hai nhân vật ở câu truyện cho đúng.
Hỏi: Ngoài việc sai tên nhân vật trong truyện, bạn An còn có chỗ nào viết sai so với câu truyện gốc không?
- Gv chiếu nội dung câu truyện Rùa và Thỏ cho học sinh so sánh.
- Gv yêu cầu Hs sửa lại câu truyện của bạn An cho đúng với câu truyện gốc.
Hỏi: Em có nhận xét gì về văn bản được viết trên giấy sau khi chỉnh sửa?
- Gv dẫn dắt: Đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của việc soạn thảo trên giấy. Với máy tính chúng ta không bao giờ phải lo lắng đến vấn đề trên, chúng ta có thể thoải mái chỉnh sửa văn bản mà không để lại một dấu vết gì? Vậy chỉnh sửa văn bản trên máy tính như thế nào các em sẽ được tìm hiểu ở bài học hôm nay “CHỈNH SỬA VĂN BẢN”
- Học sinh đọc.
- Bạn An đã nhớ sai tên hai nhân vật trong truyện ngụ ngôn.
- Là Rùa và Thỏ.
- Hs thực hiện sửa trên phiếu học tập.
- Bạn An viết thiếu. “Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?” ở sau “Anh đừng giễu tôi!” và dư “Nó bực mình quay ra cãi nhau với Vịt” ở cuối câu truyện.
- Hs thực hiện chỉnh sửa trên phiếu học tập.
- Văn bản sau khi chỉnh sửa nhìn lem nhem và xấu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thuý
Dung lượng: 101,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)