Bai 15. ADN

Chia sẻ bởi Lê Tùng | Ngày 04/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: bai 15. ADN thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
J. Watson and F. Crick CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN Bài 15. ADN MỤC TIÊU
Mục tiêu: Mục tiêu bài học
- Biết đựơc thành phần hoá học của ADN. Phân tích được tính đặc thù và đa dạng của phân tử ADN. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Watson và F. Crick. - Hiểu đựơc nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN và ý nghĩa, hệ quả của nó. - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Phát triển tư duy trừu tượng. - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. I. CẤU TẠO HOÁ HỌC
Nhiệm vụ thảo luận: Hoạt động 1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
? Quan sát hình 15, nghiên cứu thông tin mục I (trang 45 - SH 9), thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: - Thành phần nguyên tố cấu tạo của ADN ? - Tại sao nói ADN là một đại phân tử ? - Tại sao nói ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ? - Đơn phân của ADN là gì ? Các loại đơn phân của ADN ? - Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù ? - Tính đa dạng và đặc thù của ADN có ý nghĩa đối với giới sinh vật ? Hình 15. Mô hình cấu trúc một đoạn phân tử ADN Guanin Timin Ađênin Citozin (Xitozin - X) 34 ăngxtrông 20 ăngxtrông 2 Mạch pôli - nuclêôtit song song xoắn đều liên kết hiđrô giữa các cặp Nu bổ sung Đáp án thảo luận: Hoạt động 1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
* TRẢ LỜI: - ADN (axit đêôxiribônuclêic) là được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. - ADN là một đại phân tử vì ADN có kích thước lớn, chiều dài có thể đạt tới hàng trăm micrômét, khối luợng có thể đạt tới hàng triệu, hàng trục triệu đơn vị cacbon. - ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtít là: A, T, G và X (hay C). - ADN có tính đa dạng và đặc thù vì mỗi loại ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại Nuclêôtit trong ADN. Nếu thay đổi số lượng, hay thành phần hay trình tựi sắp xếp của các Nu trong ADN sẽ tạo ra các ADN mới. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. Tiểu kết: Hoạt động 1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
I. CẤU TẠO HOÁ HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN (axit đêôxiribônuclêic) - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêotit thuộc 4 loại: A, T, G và X (hay C). - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại Nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. II. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN
Nhiệm vụ thảo luận: Hoạt động 2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
? Xem đoạn phim và kết hợp quan sát hình 15, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Trình bày cấu trúc không gian của ADN ? - Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN là gì? Ý nghĩa và hệ quả của NTBS trong cấu trúc của ADN ? Đáp án thảo luận: Hoạt động 2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
* TRẢ LỜI: - Cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn dài 34 ăngxtrông gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20 ăngxtrông. - Nguyên tắc bổ sung: một nuclêôtit có kích thước lớn liên kết với một nuclêôtit có kích thước nhỏ. Cụ thể là: A liên kết với T, G liên kết với X. - Ý nghĩa: đảm bảo cấu trúc song song của ADN. - Hệ quả: Nếu biết trình tự sắp xếp các Nu của một mạch có thể suy ra trình tự sắp xếp các Nu trên mạch còn lại. + A + G = T + X = 50 % tổng số Nu của ADN Tiểu kết: Hoạt động 2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
II. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. - Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. CỦNG CỐ - BÀI TẬP
1: CỦNG CỐ - BÀI TẬP
Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN ? * TRẢ LỜI: - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêotit thuộc 4 loại: A, T, G và X. - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại Nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. 2: CỦNG CỐ - BÀI TẬP
Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? * TRẢ LỜI: - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại Nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. 3: CỦNG CỐ - BÀI TẬP
Mô tả cấu trúc không gian của ADN ? Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào ? * TRẢ LỜI: - Cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn dài 34 ăngxtrông gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20 ăngxtrông. - Hệ quả của NTBS: Nếu biết trình tự sắp xếp các Nu của một mạch có thể suy ra trình tự sắp xếp các Nu trên mạch còn lại. + A + G = T + X = 50 % tổng số Nu của ADN 4: CỦNG CỐ - BÀI TẬP
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó. * TRẢ LỜI: - Theo NTBS : + Mạch ban đầu: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - + Mạch bổ sung: - T - A - X - G - A - T - X - A - G - 5: CỦNG CỐ - BÀI TẬP
Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định ?
a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN
b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
c) Tỉ lệ (A + T) / (G + X) trong phân tử ADN
d) Cả b và c
6: CỦNG CỐ - BÀI TẬP
Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng ?
a) A + G = T + X
b) A = T ; G = X
c) A + T + G = A + X + T
d) A + X + T = G + X + T
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)