Bài 15. ADN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Hòa | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. ADN thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GiỜ
MÔN SINH HỌC
Lớp 9A
Giáo viên: Nguyễn Thị Mỹ Hòa
Trường THCS An Đạo
CHƯƠNG III:
ADN VÀ GEN

.

Bài 20.Thực hành:
Quan sát và lắp mô hình ADN
Bài 19: Mối quan hệ giữa
gen và tính trạng
Bài 18: Prôtêin
Bài 17: Mối quan hệ giữa
gen và ARN
Bài 16: ADN và
bản chất của gen
Bài 15: ADN
CHƯƠNG III:
AND VÀ GEN
- Các em có biết những chương trình đó, dựa trên phương pháp khoa học nào để xác định được thân nhân không ?
- Phương pháp đó dựa trên cơ sơ nào?
Giáo viên đưa ra tình huống hỏi: Sau chiến tranh, Việt Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả rất nặng nề. Trong đó là bao nhiêu gia đình đã phải chia ly, có khi người thân của mình còn sống nhưng không biết, không tìm được nhau...Và một chương trình ý nghĩa “Như không hề có cuộc chia ly” đã ra đời, với mục tiêu như chính tên gọi của nó, để giúp những con người thân yêu được về bên nhau.
TIẾT 15 - BÀI 15: ADN
Các loại nu:
Ađênin
Timin
Xitôzin
Guanin
Cấu trúc hoá học của ADN
AND mạch thẳng
Tính đặc thù của ADN
Tính đa dạng của ADN
Tiết 15: ADN
1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
Câu 2. Vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù?
Câu 1. Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử AND?
Tiết 15: ADN
1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
THẢO LUẬN NHÓM
- Sau thời gian hoạt động 7 p các nhóm đổi chéo, chấm theo đáp án và thang điểm (30s)
Tiết 15: ADN
1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
Câu 1: (6 điểm - mỗi ý 2 điểm).
- Phân tử AND thuộc loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
- AND là đại phân tử có kích thước lớn, khối lượng lớn.
- AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtit (nu): gồm 4 loại A, T, G, X.
Câu 2. (4 điểm - mỗi ý 2 điểm).
ADN có tính đa dạng và tính đặc thù.
+ Tính đặc thù: do số lượng, trình tự, thành phần của các nu.
+ Tính đa dạng: do cách sắp xếp khác nhau tạo nên.
J.Oat xơn (người Mỹ) và F.Crick (người Anh)
( công bố 1953 – giải thưởng Nôben 1962 )
Tiết 15: ADN
2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
Câu 3. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND ?
Câu 4. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong phân tử ADN như thế nào?
Tiết 15: ADN
2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
HOẠT ĐỘNG NHÓM.
Sau thời gian 4 phút đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
Đáp án:
Câu 3. Cấu trúc không gian của phân tử AND.
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi chu kì xoắn có đường kính 20Ao, chiều cao 34Ao, gồm 10 cặp nucleôtit (Nu).
Câu 4. Nguyên tắc bổ sung.
- Các loại Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X và ngược lại.
Tiết 15: ADN
2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN.

Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
(Thời gian 2p)
Yêu cầu: Lắp ghép 1 mạch đơn của đoạn ADN bổ sung với 1 mạch đã có (đảm bảo đủ 7 cặp Nu).
Luật chơi như sau:
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 2 bạn.
Chọn 2 bạn trong ban giám khảo theo dõi thời gian và hoạt động của các đội chơi.
Sau 2 phút đội chơi nào ghép đúng đoạn ADN có các Nu liên kết theo đúng nguyên tắc bổ sung (đảm bảo đủ 7 cặp Nu) sẽ nhận được phần quà của ban tổ chức.
Tiết 15: ADN
2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
+ Khi biết trình tự 1 mạch AND → xác định trình tự mạch còn lại.
+ Về mặt số lượng, trong phân tử AND có:
A = T và G = X → A + G = T + X hay A+ X = T+ G
HỆ QUẢ NGUYÊN TẮC BỔ SUNG
Dựa vào xét nghiệm mẫu ADN có thể xác định chính xác mối quan hệ huyết thống hay pháp y ở trong quá trình điều tra, phá án, xác định nhân thân, tìm mộ liệt sỹ…
TIẾT 15:
ADN
Hệ quả của NTBS
Yêu cầu học sinh sử dụng giấy A4 và bút màu, hoạt động nhóm trong 1 phút.

Bài 1. Xây dựng sơ đồ tư duy thể hiện các nội dung của bài học.
Tiết 15: ADN
Câu 1.
Những yếu tố nào dưới đây qui định tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại ADN:
a. ADN tập trung trong nhân tế bào mỗi loài.
b. Các loại Nuclêôtít giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung.
c. Do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít trong phân tử ADN.
d. Cả a, b và c.
Chọn câu trả lời chính xác nhất.
Tiết 15: ADN
A G = 20.000 nuclêôtit
B G = 80.000 nuclêôtit
C G = 30.000 nuclêôtit


Câu 2. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 100.000
nuclêôtit, trong đó loại A là 20.000 nuclêôtit.
Vậy số nuclêôtit loại G sẽ là:

Tiết 15: ADN
Chọn câu trả lời chính xác nhất
Tiết 15: ADN

Câu 3. ADN tạo nên từ các nguyên tố:
C, H, O, N, P.
C, H, O, N.
C, H, O, P, K.
C, H, N, P, K.
Câu 4  Mỗi chu kì xoắn của phân tử ADN có:
Đường kính 10Ao, chiều cao 34Ao, gồm 20 cặp Nu.
Đường kính 20Ao, chiều cao 34Ao, gồm 10 cặp Nu.
Đường kính 34Ao, chiều cao 20Ao, gồm 10 cặp Nu.
Đường kính 10Ao, chiều cao 20Ao, gồm 34 cặp Nu.
Chọn câu trả lời chính xác nhất
Tiết 15: ADN


Chọn câu trả lời chính xác nhất
Câu 5. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là:
A. Nuclêôtit (A, T, G, X)
B. Nuclêôtit (A, T, U, X)
C. Nuclêôtit (A, U, G, X)
D. Nuclêôtit (A, U, G, T)
Chân thành cảm ơn
quý thầy cô
và các em học sinh
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)