Bài 14. Ôn tập văn bản biểu cảm
Chia sẻ bởi Huỳnh Công Bình |
Ngày 28/04/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập văn bản biểu cảm thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I. Ôn lại khái niệm văn biểu cảm
Ngữ văn (TLV)
Tiết: 61
Ngày dạy: 8/12/2010
Thế nào là văn biểu cảm?
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình, trước hết cần có yếu tố gì? Tại sao?
Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết đó là tự sự và miêu tả.
II. Phân biệt biểu cảm với tự sự và miêu tả:
- Nêu những yêu cầu của văn bản tự sự và miêu tả?
- Văn tự sự: Yêu cầu kể lại một sự việc, câu chuyện có đầu, có đuôi, có nguyên nhân diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc kỉ niệm trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu, nhớ và kể lại được.
- Văn miêu tả: Yêu cầu tái hiện đối tượng nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, nghe hình dung được đối tượng.
Trong văn biểu cảm, có yếu tố tự sự, miêu tả. Vậy tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp?
+ Vì trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.
+ Tự sự, miêu tả có vai trò như cái cớ, cái giá đỡ, cái nền cho cảm xúc.
III. Tìm hiểu đặc trưng của văn biểu cảm
"Con sông kia bên lở, bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao?
+ Điệp ngữ, ẩn dụ, từ trái nghĩa.
- Các hình ảnh trong bài có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm con người.
- Tâm trạng người viết như thế nào?
+ Tâm trạng phân vân, hồi hộp
IV. Luyện tập:
1/. Viết đoạn biểu cảm về một tác phẩm văn học mà con đã học ở chương trình lớp 7, có sử dụng từ Hán Việt, gạch chân từ đó. Nêu sắc thái biểu cảm khi sử dụng.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện chủ quyền dân tộc. Để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước, dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên đánh đuổi giặc, bảo vệ đất ước thân yêu.
" Nam quốc sơn hà Nam đế cư,"
( - Đế: Vua gợi không khí cổ xưa)
2/. Viết đoạn văn ngắn từ 5 -> 7 dòng ghi lại những cảm xúc lắng đọng trong con về bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh
Tiếng gà trưa đã gọi về những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Hững kĩ niệm dù nhỏ bé cũng góp phần làm sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước. Chúng ta cần phải trân trọng. Mai này dù có đi đâu, chúng ta cần phải nhớ về kỉ niệm tuổi thơ. Nơi gắn bó tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
4.4. Củng cố và luyện tập
- Nêu sự khác nhau giữa văn miêu tả và biểu cảm?
+ Miêu tả tái hiện sự vật, việc sao cho người ta cảm nhận được nó.
+ Văn biểu cảm: miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất để nói lên suy nghĩa của mình.
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học bài, hoàn chỉnh BT vào VBT
Chuẩn bị thi HKI
I. Ôn lại khái niệm văn biểu cảm
Ngữ văn (TLV)
Tiết: 61
Ngày dạy: 8/12/2010
Thế nào là văn biểu cảm?
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình, trước hết cần có yếu tố gì? Tại sao?
Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết đó là tự sự và miêu tả.
II. Phân biệt biểu cảm với tự sự và miêu tả:
- Nêu những yêu cầu của văn bản tự sự và miêu tả?
- Văn tự sự: Yêu cầu kể lại một sự việc, câu chuyện có đầu, có đuôi, có nguyên nhân diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc kỉ niệm trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu, nhớ và kể lại được.
- Văn miêu tả: Yêu cầu tái hiện đối tượng nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, nghe hình dung được đối tượng.
Trong văn biểu cảm, có yếu tố tự sự, miêu tả. Vậy tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp?
+ Vì trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.
+ Tự sự, miêu tả có vai trò như cái cớ, cái giá đỡ, cái nền cho cảm xúc.
III. Tìm hiểu đặc trưng của văn biểu cảm
"Con sông kia bên lở, bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao?
+ Điệp ngữ, ẩn dụ, từ trái nghĩa.
- Các hình ảnh trong bài có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm con người.
- Tâm trạng người viết như thế nào?
+ Tâm trạng phân vân, hồi hộp
IV. Luyện tập:
1/. Viết đoạn biểu cảm về một tác phẩm văn học mà con đã học ở chương trình lớp 7, có sử dụng từ Hán Việt, gạch chân từ đó. Nêu sắc thái biểu cảm khi sử dụng.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện chủ quyền dân tộc. Để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước, dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên đánh đuổi giặc, bảo vệ đất ước thân yêu.
" Nam quốc sơn hà Nam đế cư,"
( - Đế: Vua gợi không khí cổ xưa)
2/. Viết đoạn văn ngắn từ 5 -> 7 dòng ghi lại những cảm xúc lắng đọng trong con về bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh
Tiếng gà trưa đã gọi về những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Hững kĩ niệm dù nhỏ bé cũng góp phần làm sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước. Chúng ta cần phải trân trọng. Mai này dù có đi đâu, chúng ta cần phải nhớ về kỉ niệm tuổi thơ. Nơi gắn bó tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
4.4. Củng cố và luyện tập
- Nêu sự khác nhau giữa văn miêu tả và biểu cảm?
+ Miêu tả tái hiện sự vật, việc sao cho người ta cảm nhận được nó.
+ Văn biểu cảm: miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất để nói lên suy nghĩa của mình.
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học bài, hoàn chỉnh BT vào VBT
Chuẩn bị thi HKI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Công Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)