Bài 14. Ôn tập văn bản biểu cảm

Chia sẻ bởi Ngô Đông Nam | Ngày 28/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ôn tập văn bản biểu cảm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Hãy đọc một bài thơ lục bát do em sáng tác?
Tiết 60
Ôn tập văn bản biểu cảm
By D.nam
LUYỆN TẬP
HOA HỌC TRÒ
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chả thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn, buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè
đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng: Dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt... Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải…

Bài tập 1: Đọc bài văn "Hoa học trò" và trả lời câu hỏi?
LUYỆN TẬP
....Thôi học trò đã hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượngđứng cạnh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai ,khi học sinh đã đi cả rồi!
  “THEO XUÂN DIỆU”
Bài tập 1: Đọc bài văn "Hoa học trò" và trả lời câu hỏi?
Câu hỏi:
1. Bài văn thể hiện tình cảm gì?
- Bày tỏ nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn.
2. Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì ?
- Đóng vai trò thể hiện tình cảm của tác giả.
3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Vì nhà thơ Xuân Diệu đã biến hoa phượng, một loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học thành biểu tượng chia ly ngày hè đối với học trò
- Vì hoa phượng gắn bó với ngôi trường, gắn bó với tuổi học trò, và luôn cùng vai, sát cánh với học trò.
Câu hỏi:
4. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
- Bài văn biểu cảm trực tiếp đan xen với gián tiếp.
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chả thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn, buồn xiết bao! .........
........! Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai ,khi học sinh đã đi cả rồi!
Điểm khác nhau Giữa
văn biểu cảm với văn tự sự và văn miêu tả
Miêu tả là yếu tố chính
Tự sự là yếu tố chính
Vai trò của yếu tố tự sự miêu tả
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá
Tái hiện sự vật, sự việc cụ thể ? hình dung ra sự vật, sự việc đó
Kể một câu chuyện (sự việc) có đầu, có cuối ? ý nghĩa
Mục đích biểu đạt
Văn biểu cảm
Văn miêu tả
Văn tự sự
Phương diện
Tự sự, miêu tả là những yếu tố phụ làm nền để bộc lộ cảm xúc
Bài tËp 1: So sánh hai ®o¹n văn sau và cho biÕt ®äan nào là văn biÓu c¶m. Vì sao? Hãy chØ ra néi dung biÓu c¶m cña ®o¹n văn Êy?
a. H¶i ®­êng: loài cây nhì, hä chè, lá dài, dày, mÆt trên bóng, mép có nhiÒu răng cưa. Hoa mäc tõ 1 ®Õn 3 đoá ë gÇn ngän cây, ngän cành, có cuèng dài, tràng hoa màu đá tía, nhÞ ®ùc rÊt nhiÒu. Hoa në ë ViÖt Nam vào dÞp tÕt âm lÞch, ®Ñp, không thơm. Th­êng trång làm c¶nh. (Theo tõ ®iÓn Bách Khoa nông nghiÖp)
 không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa hải đường dưới góc độ sinh học.
b. Tõ cæng vào, lÇn nào tôi còng ph¶i dõng lại ng¾m nhöõng cây h¶i ®­êng trong mùa hoa cña nó, hai cây ®øng ®èi nhau tr­íc tÊm bình phong cæ, r« lên hàng trăm đoá ë đÇu cành phơi phíi như mét lêi chào h¹nh phúc. Nhìn gÇn, h¶i ®­êng có mét màu ®á th¾m rÊt quý, hân hoan, say ®¾m. Tôi vèn không thích cái lèi văn hoa cña các nhà nho cø muèn tôn xưng hoa h¶i ®­êng b»ng hình ¶nh cña nhöõng ng­êi ®Ñp vương gi¶. Sù thùc ë n­íc ta h¶i ®­êng đâu ph¶i chØ mäc nơi sân nhà quyÒn quý, nó sèng kh¾p các v­ên dân, c¶ đình, chùa, nhà thê hä. Dáng cây còng vËy, lá to thËt kháe, sèng lâu nên céi cành th­êng sÇn lên nhöõng líp rêu da r¾n màu gØ ®ång, trông dân dã như cây chè ®Êt ®á. Hoa h¶i ®­êng r¹ng rì, nång nàn, nhưng không có vÎ gì là yÓu ®iÖu thôc nöõ, cánh hoa khum khum như muèn phong l¹i cái nô c­êi má lúm đång tiÒn. Bçng nhí năm xưa, lÇn ®Çu tõ miÒn Nam ra Bắc lên ĐÒn Hùng, tôi ngÈn ngơ ®øng ngắm hoa h¶i ®­êng në ®á núi NghÜa LÜnh.
(Theo Hoàng Phñ Ngäc T­êng, Hoa trái quanh tôi)
Đoạn b: là đoạn văn biểu cảm vì bộc lộ cảm xúc:
+ Tả hai cây hải đường trổ hoa, từ đó nghĩ đến lời chào hạnh phúc.
+ Cảm nhận:khi đứng gần hoa “hân hoan, say đắm”.
+Thái độ : không đồng tình với cách tôn xưng của các nhà nho.
+ Cảm xúc bâng khuâng:hoa có vẻ đẹp khỏe mạnh, dân dã.
 Từ tả đến cảm, từ vật đến tình. Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp (qua liên tưởng, hồi ức)  Kiểu văn bản tùy bút.
Tiết 53
I. Tìm hiểu cách làm bài văn
biểu cảm về tác phẩm văn học:
1. Ví dụ:
Bài văn: “Cảm nghĩ về một bài ca dao” của Nguyên Hồng.
(SGK trang 146, 147)
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn…
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
2. Phân tích
Tiết 53
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
1. Ví dụ: Bài văn: “Cảm nghĩ về một bài ca dao” của Nguyên Hồng.
(SGK/146, 147)
Yếu tố tưởng tượng: … có bóng một người đội khăn …… ở bờ ao tối mờ mờ.
Yếu tố liên tưởng: … một người quen thật của tôi…… hướng về cố hương.
Yếu tố hồi tưởng: …tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng……gọi trời, gọi sao, gọi nhện.
Yếu tố suy ngẫm: …thì ra cái vùng sao như cát, như thuỷ tinh…vô cùng. Sông Tào Khê,….
2. Phân tích:
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Yếu tố tưởng tượng:
Yếu tố liên tưởng:
Yếu tố hồi tưởng:
Yếu tố suy ngẫm:

Tưởng tượng: Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.
Liên tưởng: …một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.
Hồi tưởng: Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ…đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.
Suy ngẫm:
-Thì ra cái vùng sao như cát , như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu…Vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.
- Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông …nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế.

Tiết 53
.
* Ghi nhớ:
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Thân bài:Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
* Lưu ý:
Khi làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học:
- Phải dựa vào tác phẩm văn học  Xác định những cảm nghĩ cần phát biểu  Hình thành cảm xúc từ chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng.
- Phải có cảm xúc chân thành, kỹ năng cảm thụ nhân vật, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn....
- Từ cảm xúc  phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng  rút ra suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.

Cảm xúc của người viết:
- Cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm.
- Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm .
- Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm.
- Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.
Yếu tố tự sự, miêu tả làm nền, làm giá đỡ để bộc lộ cảm xúc.
Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể.
Vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm:

Miêu tả

Tự sự
Hoa học trò
Tượng trưng cho mùa hè, mùa thi, mùa chia tay của tuổi học trò
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi!
Tượng trưng cho phẩm chất
con người, dân tộc Việt Nam
Tượng trưng cho đức tính trung thực
Tượng trưng cho đức tính trung thực
I. Đặc điểm cơ bản của văn bản biểu cảm:
1. Mục đích của văn bản biểu cảm:
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
2. Các cách biểu cảm:
a) Trực tiếp
b) Gián tiếp:
Thông qua miêu tả, tự sự.
Thông qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
II. Cách lập ý và lập dàn bài cho đề văn biểu cảm:


Bài tập 4: Điền vào ô trống những cách lập ý đã học:
Liên hệ
hiện tại
với
tương lai
Hồi tưởng
quá khứ
và suy nghĩ
về hiện tại
Tưởng tượng
tình huống
hứa hẹn,
mong muốn
Quan sát

suy ngẫm
Đề: Cảm nghĩ mùa xuân
-Bước 1: + Định hướng (tìm hiểu đề ,tìm ý)
+ Xác định bài văn cần biểu hiện những tình cảm gì đối với người hay cảnh gì?
-Bước 2: Lập dàn ý
-Bước 3: Viết bài
-Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
*Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu mùa xuân và lí do yêu thích.
Nêu khái quát giá trị của mùa xuân
Thân bài:
-Mùa xuân đem lại cho mỗi người 1 tuổi đời( với thiếu niên mùa xuân đánh dấu sự trưởng thành)
-Mùa xuân là mùa đâm chồi nẩy lộc của thực vật , là mùa sinh sôi của muôn loài.
-Mùa xuân là mùa khởi đầu cho 1 năm , mở đầu cho một kế hoạch,dự định
Kết bài: Tình yêu của em đối với mùa xuân
Lập dàn ý
Ngôn ngữ và các phép tu từ trong văn biểu cảm
* Ngôn ngữ
Từ ngữ giàu hành ảnh, gợi cảm
- Câu văn linh hoạt , có nhịp điệu
* Sử dụng các biện pháp thu từ:
So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, điệp ngữ...
"Cảnh khuya" là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Người xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục
tìm trong, để được nhàn. Còn Hồ Chí Minh đến với suối rừng Việt Bắc là để lập chiến khu đánh Pháp. Giữa cảnh khuya, có suối, có trăng... đẹp như vẽ nhưng Người vẫn thao thức, vẫn "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Phải chăng tâm hồn thi sĩ đã hoà vào cốt cách người chiến sĩ? Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước được diễn tả một cách trong sáng, gợi cảm và đầy chất thơ.
Bác Hồ yêu nước, thương dân, Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng... "Cảnh khuya" như dẫn hồn ta vào những giấc mộng đẹp. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của một con người bình dị mà vĩ đại. Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn Bác.
Chuc Cac Em Thanh Cong
???
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đông Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)