Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuyến |
Ngày 09/05/2019 |
242
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Thạch Lam
( 1910 - 1942)
Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng”: Nói về sự hình thành của hạt cốm.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “kín đáo, nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm.
HĐCĐ (5ph): Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi:
- Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.
- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm)?
- Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
- Những từ tả màu sắc, hương vị: ĐT: ngửi thấy, đông lại; TT: thơm ngát, trong cái vỏ xanh, trắng thơm, phảng phất, dần dần, cong, nặng, quý, trong sạch... tác giả sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu hình ảnh và chất trữ tình, giọng văn nhẹ nhàng, êm ái được ngắt nhịp bởi nhiều dấu phẩy, làm cho nhịp điệu câu văn gần với thơ.
- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng: hình ảnh cô hàng cốm xinh xinh, gọn ghẽ, đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như cái thuyền rồng.
HĐCĐ (5ph): Đọc đoạn thứ ba và trả lời câu hỏi:
- Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”
- Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết? sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào?
- Câu văn là một lời nhận xét khái quát, là lời ca ngợi chân thực rất sâu sắc, thấm thía những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm. Lời nhận xét của tác giả cho ta thấy: giá trị tinh thần của cốm, bởi cốm là quà tặng của đồng quê cho con người, cốm là đặc sản của dân tộc, là thức quà thiêng liêng của quê hương.
- Cốm được chọn làm quà sêu tết cùng với hồng vì hai sản vật này có sự hoà hợp “ hồng, cốm tốt đôi”. Tác giả đã phân tích sự hòa hợp tương xứng của hồng và cốm trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.
Hồng cốm tốt đôi
“…ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của các loài thảo mộc”.
Thạch Lam cho rằng “Cốm không phải thức quà của người vội”. Theo em trong cuộc sống hiện đại, hối hả ngày nay, cốm và việc thưởng thức cốm có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc?
:
- Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
- Thái Đô làm kẹo mạch nha
Kẻ Vòng làm cốm để mà tiến vua.
- Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làm cốm với anh thì về.
- Ở đây đồng đất phố phường
Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu.
( 1910 - 1942)
Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng”: Nói về sự hình thành của hạt cốm.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “kín đáo, nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm.
HĐCĐ (5ph): Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi:
- Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.
- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm)?
- Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
- Những từ tả màu sắc, hương vị: ĐT: ngửi thấy, đông lại; TT: thơm ngát, trong cái vỏ xanh, trắng thơm, phảng phất, dần dần, cong, nặng, quý, trong sạch... tác giả sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu hình ảnh và chất trữ tình, giọng văn nhẹ nhàng, êm ái được ngắt nhịp bởi nhiều dấu phẩy, làm cho nhịp điệu câu văn gần với thơ.
- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng: hình ảnh cô hàng cốm xinh xinh, gọn ghẽ, đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như cái thuyền rồng.
HĐCĐ (5ph): Đọc đoạn thứ ba và trả lời câu hỏi:
- Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”
- Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết? sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào?
- Câu văn là một lời nhận xét khái quát, là lời ca ngợi chân thực rất sâu sắc, thấm thía những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm. Lời nhận xét của tác giả cho ta thấy: giá trị tinh thần của cốm, bởi cốm là quà tặng của đồng quê cho con người, cốm là đặc sản của dân tộc, là thức quà thiêng liêng của quê hương.
- Cốm được chọn làm quà sêu tết cùng với hồng vì hai sản vật này có sự hoà hợp “ hồng, cốm tốt đôi”. Tác giả đã phân tích sự hòa hợp tương xứng của hồng và cốm trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.
Hồng cốm tốt đôi
“…ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của các loài thảo mộc”.
Thạch Lam cho rằng “Cốm không phải thức quà của người vội”. Theo em trong cuộc sống hiện đại, hối hả ngày nay, cốm và việc thưởng thức cốm có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc?
:
- Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
- Thái Đô làm kẹo mạch nha
Kẻ Vòng làm cốm để mà tiến vua.
- Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làm cốm với anh thì về.
- Ở đây đồng đất phố phường
Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuyến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)