Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhị | Ngày 28/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh và làm bài tập trắc nghiệm sau :
Những tình cảm nào của anh chiến sỹ được thể hiện trong bài thơ :
A. Hoài niệm tuổi thơ
B. Tình bà cháu
C. Tình quê hương đất nước
D. Cả A, B, C đều đúng
G

N
H

H

N
G

Cốm
Tiết 57:
Một thứ quà của lúa non: Cốm
Tu`y bu?t cu?a Tha?ch Lam
I. Tiếp xúc văn bản :
1. Đọc : Giọng tình cảm , tha thiết, trầm lắng, chậm mà êm dịu.
2. Chú thích :
- Tác giả : Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh.
+ Nổi tiếng là một nhà văn lãng mạn, là cây bút văn xuôi đặc sắc và là một thành viên trong nhóm Tự lực văn đoàn.
+ Sở trường về viết truyện ngắn và cũng thành công trong tùy bút.
+ Phong cách viết văn nhẹ nhàng, tinh tế nhưng nhạy cảm và sâu sắc, nhân ái. ( Tác phẩm : Gió đầu mùa ; Nắng trong vườn ; Sợi tóc...)
- Tác phẩm : Ra đời năm 1942, cùng năm tác giả mất, trước đó mấy tháng. Nằm trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường.
* Nội dung : Là bài văn xuôi tuyệt tác được viết với tất cả tấm lòng thành kính, thiêng liêng về một thứ quà bình thường giản dị: Cốm. Qua đó, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Thể loại tùy bút:
Là thể văn dùng miêu tả, ghi chép hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình.
- Từ khó :
17 từ ( SGK ) Lưu ý từ số 5,7,8,9,10,16,17.
Tiết 57 : Một thứ quà của lúa non: Cốm
Tu`y bu?t cu?a Tha?ch Lam
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Chú thích:
3. Bố cục:

+ Phần 1 : Từ đầu  thuyền rồng : Giới thiệu về cốm làng Vòng.
+ Phần 2 : Tiếp theo  nhũn nhặn : Giá trị văn hóa của cốm.
+ Phần 3 : Còn lại : Bàn về thưởng thức cốm
II. Phân tích văn bản :
1.Giới thiệu cốm làng Vòng :
3 phần :

Giới thiệu bằng cảm hứng trực tiếp :

- Từ hương thơm của lá sen trong hồ
- Từ hương thơm của lúa non

Nghĩ đến Cốm -một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.

“ Trong cái vỏ xanh kia,có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quí trong sạch của Trời.”
* Nghệ thuật :
+ Sử dụng giác quan chủ yếu là khứu giác
+ Câu miêu tả, câu hỏi tu từ, sử dụng câu vừa và câu dài (chứa đựng nhiều nội dung, thể hiện ngọn nguồn dẫn đến hình thành hạt lúa non )
+ Sử dụng các động từ, tính từ mức độ nhẹthích hợp để tạo giọng văn trang trọng, dịu dàng


* Đoạn văn khởi đầu được dẫn nhập một cách từ tốn, tự nhiên mà trang trọng.
Thể hiện sự nhạy cảm, khả năng và cảm giác tinh tế , tình yêu sâu nặng của Thạch Lam với cảnh sắc và hương vị của một vùng quê nông thôn Việt Nam.

“ ...Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền tự đời này qua đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.”
+ Phương thức thuyết minh :
Khái quát nghệ thuật làm cốm ( truyền từ đời này qua đời khác một cách rất khắt khe và trân trọng )
“... và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng...”
+Chú trọng miêu tả cô hàng cốm ( gánh hàng cốm bán rong)
- xinh xinh, áo quần gọn ghẽ
- cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như hai chiếc thuyền rồng

* Nghề làm cốm ở làng Vòng có từ rất lâu đời.
Niềm tự hào về con người và nghề làm cốm truyền thống.
2. Giá trị văn hóa của cốm :
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”


Cốm :
- Làm quà sêu tết
- Làm sính lễ trong phong tục cưới
* Giá trị của cốm đã vượt lên trên một thức quà hàng ngày, thức quà mùa thu, thức quà riêng của Hà Nội, mà cốm trở thành một thứ lễ vật rất thanh quí, sang trọng, rất Việt Nam: lễ tết và sính lễ trong cưới hỏi.
- Phê phán thói chuộng ngoại của kẻ giàu có vô học.
3. Bàn về thưởng thức cốm :
“ Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
...Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.”
* NT: Điệp ngữ của ; giới thiệu cách ăn cốm tỉ mỉ, chi li, cặn kẽ.
* Khẳng định : hương thơm, chất quí, mộc mạc, giản dị, riêng biệt, dịu dàng, thanh đạm...là của cốm.Phải ăn cốm có văn hóa, cách thưởng thức sành điệu nhưng lịch sự, tao nhã mà không hề kiểu cách, điệu đàng.
Là văn hóa ẩm thực riêng biệt, mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam.

“ Hỡi các bà mua hàng ! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm .”
NT : dùng từ mệnh lệnh,ý cầu khiến
( hãy , đừng, chớ, phải, nên...)
* Lời đề nghị các bà mua cốm ( hãy nhẹ nhàng nâng đỡ, chút chiu, vuốt ve để kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa tạo ra hạt lúa non làm cốm như một điều kì diệu, bí ẩn của thần linh ).
Thái độ trân trọng thức quà thanh nhã và tinh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.


III. Tổng kết :

1. Nghệ thuật :
- Thể loại tùy bút, biểu cảm trực tiếp qua : miêu tả, thuyết minh, bình luận, đánh giá.
- Sử dụng câu miêu tả, câu hỏi tu từ, câu cầu khiến,so sánh, điệp ngữ...một cách thích hợp.
- Giọng văn nhẹ nhàng,truyền cảm mà sâu sắc, thấm thía.
2. Nội dung :
- Là cảm nhận tinh tế của một tấm lòng thành kính thiêng liêng về một thức quà bình dị : Cốm.
- Qua đó thể hiện bản sắc văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
* Ghi nhớ :
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước,là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
IV. Luyện tập :

Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Trong bài tùy bút trên,Thạch Lam đã sử dụng phương thức :
Tự sự, miêu tả là chính, biểu cảm là phụ.
Tự sự, miêu tả, biểu cảm xen lẫn và ngang bằng nhau.
Tự sự, miêu tả là phụ, biểu cảm là chính.
Chỉ có tự sự và miêu tả.

Câu 2 : Nghệ thuật đặc sắc của bài văn trên là là gì ?
A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc
B. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo
C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
D. Ngôn ngữ tự nhiên
* Bức tranh nhắc ta nhớ tới câu văn nào trong bài tùy bút trên ?
* Giới thiệu một số câu,đoạn văn viết về cốm :
“...Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền Bắc là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng- cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đô...Hình thù người gánh cốm (bán rong )cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị, thơm thảo, hiền hậu, vừa chắc chắn, vừa tinh tế...”
( Cốm – Nguyễn Tuân )
* Giới thiệu một số câu,đoạn văn viết về cốm :
“...Đâu đây có cái hương thơm gì dìu dịu thế? À, đấy là hương lúa ba giăng, mà tiếng rung động nhè nhẹ kia chính là tiếng ân tình nhỏ bé của những bông thóc thơm ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt.
Mùa hồng lúc này đã rộ, bưởi cũng đã nhiều, nhưng thơm ngọt ngào mùi đất nước quê hương, đố có cái gì sánh được với cốm Vòng ăn với chuối trứng cuốc ngọt lừ.”
( Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng )
* Giới thiệu một số câu,đoạn văn viết về cốm :
“... Ngày ấy, tôi đã bật gọi cốm làng Vòng mẹ tặng là “gói thơm” để rồi sau này trong tôi, món quà quê hương ấy đã trở thành “ gói nhớ” không thể nào quên.
... Hình như,ngày ấy mẹ đã tiên đoán được rằng tôi sẽ phải sống xa Hà Nội đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào nên đã tặng cho tôi “ gói nhớ” ấy, để tôi không thể nào quên được đất mẹ – Hà Thành.”
( Gói thơm nhớ – Quế Chi )
* Bài tập về nhà :
Đọc biểu cảm, học thuộc lòng đoạn văn mà em thích.
Viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về cốm thơm.
Sưu tầm những bài văn, bài thơ, ca dao viết về cốm.
Một thứ quà của luá non: Cốm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhị
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)