Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 28/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo viên dạy: NGUYỄN THỊ HOA
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ
DỰ GIỜ MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
Kiểm tra bài cũ
Chọn đọc thuộc một đoạn
trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
 Bài thơ có nhan đề là Tiếng gà trưa nhưng
cảm xúc trong bài là cảm xúc gì?
Môn Ngữ văn - Lớp 7
Tiết 57:
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
 I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Thạch Lam (1910 – 1942)
- Sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Lân.
- Cây bút văn xuôi đặc sắc, tinh tế, nhạy cảm, có biệt tài về truyện ngắn và tuỳ bút.
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ:
“Một thứ quà của lúa non:Cốm” rút từ tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943)
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
 I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ:
* Thể loại:
Tuỳ bút: Là một thể văn, thường miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc có thực mà nhà văn quan sát, chứng kiến để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
Đặc điểm tuỳ bút: thiên về biểu cảm, đậm chất trữ tình nên gần với thơ. Bên cạnh đó cũng có các yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí. Tuỳ bút không có cốt truyện nhưng đều có cảm hứng chủ đạo.
* Phương thức biểu đạt chính:
Biểu cảm
* Bố cục:
Tuỳ bút
Phần 1: Từ “Cơn gió. . . thuyền rồng”
 Sự hình thành của cốm.
Phần 2: Từ “Đợi đến. . . nhũn nhặn”
Giá trị của cốm.
Phần 3: Đoạn còn lại
 Bàn về sự thưởng thức cốm.
3 phần
 I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự hình thành của cốm:
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm
bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Trong cái vỏ xanh, có giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, giọt sữa dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì cái chất quí trong sạch của Trời.
Tác giả đã huy động nhiều giác quan để cảm nhận đối tượng, đặc biệt là dùng khứu giác để cảm nhận hương vị. . .
Cách cảm nhận cũng thật tinh tế: cảm nhận từ trong ra ngoài, thấy cả mùi vị bên trong và cả sự lớn dần lên của hạt lúa.
Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu giống như một đoạn thơ văn xuôi.
Hãy tìm những từ ngữ miêu tả hạt lúa nếp non làm nên cốm.
 I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự hình thành của cốm:
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Từ những tinh tuý của thiên nhiên để có hạt cốm còn cần bao công sức và sự khéo léo của con người:
- Chọn thời điểm gặt lúa
- Một loạt cách chế biến
- Các cô hàng cốm đến với mọi người
Hương thơm tinh khiết của lá sen, của lúa non gợi nhớ đến cốm. Cốm được tạo ra từ những tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
 I/ Tìm hiểu chung:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự hình thành của cốm:
Thạch Lam
2. Giá trị đặc sắc của cốm:
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Thảo luận: Sự hòa hợp, tương xứng của lễ vật hồng, cốm trong tục lệ sêu tết được tác giả phân tích trên những phương diện nào? Nhận xét gì về cách phân tích đó của tác giả?

Hương thơm tinh khiết của lá sen, của lúa non gợi nhớ đến cốm. Cốm được tạo ra từ những tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
Hương vị
Màu sắc
Sự hoà hợp
Xanh tươi như ngọc thạch
Đỏ thắm như ngọc lựu
Ngọt sắc
Nâng đỡ hạnh phúc được bền lâu
Thanh đạm
Việc dùng cốm, hồng làm lễ vật thật thích hợp và có ý nghĩa sâu xa. Cách so sánh của Thạch Lam thật sắc sảo, tài hoa làm nổi bật giá trị của cốm. Cốm như một nhân chứng, một sứ giả của tình yêu, góp phần làm cho nhân duyên đôi lứa thêm bền đẹp.
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với tục lệ sêu tết.
 I/ Tìm hiểu chung:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự hình thành của cốm:
2. Giá trị đặc sắc của cốm:
3.Bàn về sự thưởng thức cốm:
Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức cốm được thể hiện như thế nào?
Thưởng thức cốm là cả một nghệ thuật, một nét văn hoá ẩm thực. Từ đó tác giả nhắn gửi mọi người phải biết trân trọng món quà quý giá này.
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với tục lệ sêu tết.
Trả lời: Tác giả đã có một cách nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa khi bàn về sự thưởng thức cốm: “… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.
Trả lời: Tác giả kêu gọi: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Từ cách thưởng thức cốm, tác giả đã đưa ra lời đề nghị gì để xứng với giá trị của cốm?
 I/ Tìm hiểu chung:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự hình thành của cốm:
2. Giá trị đặc sắc của cốm:
3. Bàn về sự thưởng thức cốm:
III/ Tổng kết:
* Nghệ thuật:
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Hãy chọn nhận xét mà em cho là đúng về nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam qua bài tuỳ bút:
A. Lập luận chặt chẽ.
B. Thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
C. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
B. Thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc
Ghi nhớ: trang 163 /SGK
* Nội dung:
Thưởng thức cốm là cả một nghệ thuật, một nét văn hoá ẩm thực. Từ đó tác giả nhắn gửi mọi người phải biết trân trọng món quà quý giá này.
 I/ Tìm hiểu chung:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Sự hình thành của cốm:
2. Giá trị đặc sắc của cốm:
3. Bàn về sự thưởng thức cốm:
III/ Tổng kết:
* Nghệ thuật:
Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam
Ghi nhớ: trang 163 /SGK
* Nội dung:
IV/ Luyện tập:
* Tìm một số câu thơ, ca dao nói đến cốm.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ một ngày thu đã xa
(Nguyễn Đình Thi)
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe.
(Tục ngữ)
Nếu em lòng dạ đổi thay
Cốm này bị mốc, hồng này long tai.
(Ca dao)
Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học:
- Nắm các nội dung của bài.
- Học thuộc ghi nhớ trang 163/SGK.
- Chọn học thuộc một đoạn trong bài văn
* Bài sắp học: Chơi chữ
- Tìm hiểu thế nào là chơi chữ?
- Nhận dạng các lối chơi chữ
Xin chân thành cảm ơn
Kính chúc các thầy cô và các em
mạnh khỏe, hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)