Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Nhàn | Ngày 28/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

MỪNG NGÀY 20 THÁNG 11
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ VỀ DỰ GIỜ
GV LÊ KYM PHƯƠNG
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY , PHÙ CÁT
Năm học : 2010-2011
Chào các em !
Tiết 57: Văn bản:
Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch Lam
Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch Lam
- Tác giả:
+ Sinh tại Hà Nội.
+ Là nhà văn nổi tiếng, cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn
+ Ông có sở trường về truyện ngắn, thành công trong tùy bút.
+Phong cách: tinh tế, nhạy cảm, nhẹ nhàng, sâu lắng
Thạch Lam(1910-1942)
Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch Lam
- Tác phẩm:
Được rút từ tập "Hà Nội băm sáu phố phường" (1943)
Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch Lam
-Là một thể văn gần với các thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến
-Thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống
-Ngôn ngữ tuỳ bút thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.
Thể loại: tùy bút
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền rồng"
Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm
Phần 2: Từ "Cốm là thức quà riêng biệt" đến "kín đáo và nhũn nhặn"
Cảm nghĩ về giá trị của cốm
Phần 3: Từ "Cốm không phải thức quà của người vội" đến hết
Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia,có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại , bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia,có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại , bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại , bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Cô hàng cốm xinh xinh áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Nhóm 1 và 3:
? Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm quà sêu tết của nhân dân ta?
Nhóm 2 và 4
? Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện nào?

Nhóm 1 và 3:
? Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm quà sêu tết của nhân dân ta?
Nhóm 2 và 4
? Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện nào?
Sự hòa hợp biểu hiện trên hai phương diện:
Màu sắc: + màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già
+ màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý
- Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc
"Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc"
ô chữ văn học
1
2
3
4
5
6
7
8
ô chữ văn học
l
à
n
n
g
g
v
ò
1
Câu 1: Thạch Lam được coi là nhà văn của nơi nào?
2
3
Câu 2: Đây là thứ dùng để gói cốm.
8
Câu 3: Một từ trong cụm từ
"một thức quà.....và tinh khiết"
4
Câu 4: Đây là một từ trái nghĩa với từ "thong thả"
trong ngữ cảnh "ăn thong thả".
Câu 5: Đây là một từ láy chỉ cách ăn mặc
của người bán cốm.
5
6
7
Câu 6: Những thức quà dùng để sêu tết.
Câu 7: Đây là một vật dụng
"hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng".
Câu 8: Một công đoạn quan trọng
trong việc làm ra cốm.
Từ khóa
2.Nội dung:
-Cốm- sản vật của tự nhiên, đất trời mang đậm nét văn hóa
-Tấm lòng trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc của tác giả.
1.Nghệ thuật:
-Cảm nhận :tinh tế, nhạy cảm. thiên về cảm giác
-Ngôn ngữ chọn lọc, biểu cảm, liên tưởng phong phú
-Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
-Kết hợp hài hòa, sáng tạo trong lời văn xen miêu tả-bình luận - biểu cảm
Một số câu tục ngữ, ca dao nói đến cốm:
Nếu em lòng dạ đổi thay
Cốm này bị mốc, hồng này long tai
(Ca dao)
Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
(Ca dao)
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe
(Tục ngữ)
Một số câu thơ nói đến cốm:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
(Hoàng Cầm)
Sợi rơm vàng buộc gió
Lá sen gói sóng hồ
Nắng đa tình Bến Nghé
Phải lòng hương cốm thu
( Nguyễn Vũ Tiềm)
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
(Nguyễn Đình Thi)
a. Học và làm bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về một chi tiết trong b�i tùy bút này bằng đoạn văn (5 - 7 câu)
b. Soạn bài: "Chơi chữ"
-Thế nào là chơi chữ?
-Các lối chơi chữ
-Sưu tầm một số ví dụ chơi chữ trong dân gian, trong cuộc sống sinh hoạt

TI?T H?C D?N D�Y D� K?T TH�C

Kính chúc quí thầy cô giáo sức khỏe

Chúc các em chăm ngoan , học giỏi !
Biên soạn : GV LÊ KYM PHƯƠNG , Trường THCS Ngô Mây , Phù Cát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)