Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Anh | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

a
a
Chào mừng thầy, cô và học sinh đến dự !
ngữ văn 7
Nguyễn Ngọc Tuấn
08/2011
a
a
kiểm tra bài cũ
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
* Những hình ảnh và kỷ niệm gì đã được gợi lại từ
tiếng gà trưa ?
a. Gợi lại những hình ảnh về con gà mái mơ, mái vàng.
b. Gợi lại những kỷ niệm về tuổi thơ mong được bộ
quần áo mới.
c. Gợi lại những kỷ niệm về người bà thân thương.
d. Tất cả đều đúng.
* Bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có vần như
thế nào ?
a. Vần chân. b. Vần lưng.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm.
? Hãy nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
a
a
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON :
CỐM
Thạch Lam
Tiết 57
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM Lớp 7
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
3. Thể loại
Tùy bút là một thể văn, thiên về biểu cảm, chủ
trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của
tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời
sống ( bút ký trữ tình ).
4. Bố cục
Đọc chậm, nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết.
2. Tác giả, tác phẩm
Thạch Lam ( 1910 – 1942 ), tên khai sinh là
Nguyễn Tường Vinh ( Nguyễn Tường Lân )
Tác phẩm :
+ Tùy bút :“ Hà Nội băm sáu phố phường”
( 1943 ),
+ Tập truyện ngắn : “ Gió đầu mùa”, “ Nắng trong vườn”, “ Sợi tóc”.
“ Cơn gió mùa hạ…như chiếc thuyền rồng” : cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.
“ Cốm là thức quà…kín đáo và nhũn nhặn” :
cảm nhận về giá trị văn hóa của cốm.
“ Cốm không phải…hơn nhiều lắm” : bàn về sự
thưởng thức cốm.
? Sau khi tham khảo mục Chú thích, em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
? Dựa vào mục Chú thích, em cho biết thể loại của văn bản ? Hãy nêu sự hiểu biết của em về thể loại này.
? Em cho biết bố cục của văn bản. Hãy nêu nội dung của từng phần.
a
a
Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM Lớp 7
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG.
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
“ Nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát,
trắng thơm, phảng phất, trong sạch” ( tt ) -> miêu
tả những cảm nhận tinh tế.
Đoạn văn đầu
( nguồn gốc của cốm )
Phương thức biểu đạt:
miêu tả.
“ cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc
thuyền rồng” -> hình ảnh ấn tượng nhất về cô
hàng cốm làng Vòng.
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm :
Nghệ thuật : từ ngữ
chọn lọc, tinh tế; câu
văn có nhịp điệu.
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
THẢO LUẬN
? Tìm và phân tích những tính từ miêu tả một cách tinh tế hương vị và cảm giác mà cốm mang lại qua cảm giác của tác giả ?
? Đoạn văn đầu “ Cơn gió mùa hạ…trong sạch của trời” nói về nguồn gốc của cốm, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ?
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn này ?
? Hình ảnh ấn tượng nhất về cô hàng cốm làng Vòng trong sự quan sát của tác giả là gì ?
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM Lớp 7
=> Câu trần thuật đơn có từ “ là” : khẳng định
giá trị của cốm.
Là thức dâng trời đất -> lễ vật trong một nghi lễ quan trọng.
Lễ vật sêu tết là một biểu hiện đẹp
trong phong tục Việt.
2. Cảm nhận về giá trị văn hóa của cốm.
- “ Cốm là thức quà…An Nam”
Lể vật
sêu tết
I.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG.
II.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm
? Câu văn nào trong phần này đã khái quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm rất bình dị, khiêm nhường ?
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.
? Câu văn này sử dụng kiểu cấu trúc câu nào mà các em đã học ở lớp 6 ? Kiểu cấu trúc này có giá trị như thế nào để biểu đạt nội dung ý nghĩa của đoạn văn ?
? Vì sao tác giả lại cho rằng dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp ?
Bởi cốm là thức dâng của trời đất, mang vẻ đậm đà thanh nhã của đồng nội, xứng là lễ vật trong một nghi lễ quan trọng của một đất nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời.
Dùng cốm làm lễ vật sêu tết là một biểu hiện đẹp trong phong tục Việt, chứng tỏ giá trị về mặt văn hóa của một sản vật đồng quê Việt Nam.
Trân trọng những sản vật quê hương.
Tác giả
nhắc nhở
Là sự thưởng thức, sự chiêm nghiệm món
quà của trời đất kết hợp tài nghệ khéo léo và
trình độ ẩm thục thực tế của người làm cốm.
Trân trọng vẻ đẹp của văn hóa và
truyền thống dân tộc.
Phê phán thói chuộng của ngoại, đua đòi học hỏi làm sang một cách thiếu hiểu biết của những kẻ giàu có hợm của, tác giả muốn gửi gắm điều gì ?
“ hãy, chớ, phải nên…” -> lời đề nghị thẳng
thắn, chí lí, chí tình => tình cảm chân thành.
3. Bàn về sự thưởng thức cốm.
Nói lời đề nghị với những người mua cốm, tác giả lại dùng liên tiếp những từ có ý nghĩa yêu cầu, mệnh lệnh như “ hãy, chớ, phải nên…” Em cảm nhận gì về tấm lòng tác giả qua cách dùng từ này ?
Sự tinh tế, thái độ trân trọng và cũng là nét văn hóa ẩm thực của người Việt được tác giả phân tích và cảm nhận như thế nào ?
a
a
Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM Lớp 7
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
I.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG.
II.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm
2. Cảm nhận về giá trị văn hóa của cốm
3. Bàn về sự thưởng thức cốm.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Cốm : sản vật của tự nhiên, trời đất là chất quý sạch của Trời trong vỏ xanh
của hạt lúa non trên những cánh đồng.
Cốm : sản vật mang đậm nét văn hóa.
+ Gắn liền với kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền
từ đời này sang đời khác.
+ Gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc, với ước mong hạnh
phúc của mọi người.
+ Gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: cách thưởng thức ẩm
thực thanh nhã, cao sang.
Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối
sống của người Hà Nội.
2. Nghệ thuật
Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỷ niệm.
Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính
chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
3. Ý nghĩa văn bản
? Qua văn bản này,em cho biết Thạch Lam nêu những nội dung nào ?
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu
sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
? Em cho biết, Thạch Lam thể hiện nội dung này bằng nghệ thuật như thế nào ?
? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm” của Thạch lam.
a
a
luyện tập
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM Lớp 7
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những
cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc
mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” => thể
hiện nội dung của văn bản.
I.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TiẾT
III. TỔNG KẾT
1.
IV. LUYỆN TẬP
2.
Bài văn tùy bút này, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt : biểu
cảm kết hợp miêu tả và bình luận. Trong đó, biểu cảm là chủ yếu.
Nếu được chọn một câu văn làm chủ đề cho bài tùy bút này, em sẽ chọn câu nào? Vì sao lại chọn câu đó ?
? Theo em bài tùy bút này sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức nào là chủ yếu ?
3.
Qua bài này, em học được : chọn đúng cái thần, cái hồn, cái nét
đặc sắc nhất của đối tượng miêu tả; trí tưởng tượng phong phú,
đặc sắc, nhận xét tinh tế.
? Qua bài này, em học tập được gì từ cách quan sát, tưởng tượng và nhận xét của tác giả ?
a
a
hướng dẫn tự học
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM Lớp 7
1. Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn.
2. Đọc tham khảo một số đoạn văn của tác giả
Thạch Lam viết về Hà Nội.
3. Chọn học thuộc một đoạn văn trong bài khoảng
5 – 6 dòng.
5. Soạn hai bài “ Mùa xuân của tôi” và “ Sài Gòn
tôi yêu”( đọc kỹ hai văn bản, trả lời các câu hỏi ở
mục Đọc và tìm hiểu văn bản ).
4. Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao nói
đến cốm.( tìm, ghi lại một số câu thơ của Nguyễn
Tuân, Vũ Bằng )
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 8/ 2011
Nguyễn Ngọc Tuấn
08/2011
chân thành cảm ơn thầy, cô
và học sinh đến dự !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)