Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ bởi Đặng Thị Trọng | Ngày 28/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ



NGỮ VĂN 7




GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ được khơi gợi từ tiếng gà trưa ?
Em có cảm nhận gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ ?
Bài 14
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
Thạch Lam

I/ Tìm hiểu chung :

1/ Tác giả :
Thạch Lam ( 1910 -1942 ), quê ở Hà Nội, là nhà văn lãng mạn nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn với các truyện ngắn và bút kí trước 1945.

Nhà văn Vũ Xuân Ba và Nguyễn Tường Nhung ( con gái nhà văn )
Thị trấn Cẩm Giàng ( Hải Dương ) quê hương Thạch Lam
2/ Tác phẩm :
Bài này trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường
( 1943 ).
3/ Thể loại : Tùy bút
:

Bài tùy bút nói về vấn
đề gì ? Tác giả sử dụng
những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức nào là chủ yếu ?
 
II/ Đọc – Hiểu văn bản :


1/ Bài tùy bút này nói về cốm làng Vòng ở Hà Nội. Tác giả sử dụng nhiều phương thức biểu đạt nhưng phương thức chính là biểu cảm.
:


Tìm bố cục bài văn. 
:


Bố cục bài văn : 3 phần
Phần 1 : 2 đoạn đầu  Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
Phần 2 : đoạn thứ 3  Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.
- Phần 3 : đoạn cuối  Bàn về sự thưởng thức cốm, lời đề nghị với những người mua và thưởng thức cốm.
:


Qua đoạn đầu, tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng hình ảnh và chi tiết nào ?
:


2/ Hai đoạn đầu :
Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng chi tiết hương thơm của lá sen trong làn gió lướt qua hồ rồi nhắc tới hương vị của cốm.
Tiếp theo, tác giả ca ngợi cốm làng Vòng nổi tiếng với hình ảnh cô hàng cốm xinh xinh.
:



Câu văn nào của đoạn 3 đã khái quát giá trị đặc sắc chứa đựng trong cốm ?
:

3/ Đoạn thứ 3 :
Câu văn đầu của đoạn đã khái quát giá trị đặc sắc chứa đựng trong cốm.
Tác giả bình luận về giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ sêu tết và phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước nước ngoài, không biết thưởng thức, trân trọng sản vật dân tộc.
Hồng cốm tốt đôi
:



Tác giả bàn luận về sự thưởng thức cốm như thế nào ?
:

4/ Tác giả bàn luận về sự thưởng thức cốm “ ăn cốm ... thảo mộc” và đưa ra lời đề nghị với những người mua và thưởng thức cốm “ hãy nhẹ nhàng ... nhiều lắm”.
:

5/ Ý nghĩa văn bản :
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
III/ Tổng kết : GN/ 163
:
IV/ Luyện tập :
Sưu tầm thơ, ca dao nói về cốm.
- Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì 
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn? 
-Thái Đô làm kẹo mạch nha 
Kẻ Vòng làm cốm để mà tiến vua. 
- Hỡi cô thắt lưng bao xanh 
Có về làm cốm với anh thì về. 
- Ở đây đồng đất phố phường 
Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu.

Câu 1: Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc thể loại gì ?
A. Kí sự
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Hồi kí
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 2 : Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước .... đồng quê nội cỏ An Nam.” nói đến vấn đề gì ?
A. Kể về nguồn gốc của cốm.
B. Ca ngợi giá trị của cốm.
C. Miêu tả cách thức làm cốm.
D. Bàn về sự thưởng thức cốm.
Câu 3 : Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Một thứ quà của lúa nọn: Cốm là :
A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao
C. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
D. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
DẶN DÒ
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn.
- Đọc tham khảo một số đoạn văn của Thạch Lam viết về Hà Nội.
- Sọan bài : Chơi chữ
Xem, trả lời các câu hỏi SGK/163 166
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)