Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Chia sẻ bởi Phan Thị Phương Thủy | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ
năm học : 2011 - 2012
lớp: 4C
LịCH Sử
Giáo viên : Phan Thị Phương Thuỷ
1. Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì ?
Kiểm tra bài cũ
Trồng lúa nước
2. Nhà Trần thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
Hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ . Nhờ vậy, nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
Hội nghị Diên Hồng
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
- Đọc SGK từ đầu => các chiến sĩ tự tay mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
Giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta mấy lần và vào thời nào?
Thời nhà Trần, ba lần quân Mông–Nguyên sang lược nước ta:
+ Năm 1258
+ Năm 1285
+ Năm 1287 – 1288
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
1. Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần:
Thảo luận nhóm đôi
Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo.”
+ Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”.
+ Trần Hưng Đạo viết bài Hịch tướng sĩ trong đó có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
+ Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay hai chữ : “Sát Thát”.
Bức phù điêu mô phỏng
tinh thần quyết tâm đánh giặc của các bô lão
Các binh sĩ thích vào tay chữ “Sát Thát”
2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến.
Đọc SGK từ Cả ba lần => xâm lược nước ta nữa.
Trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long.
Việc ta rút khỏi Thăng Long gây cho giặc khó khăn gì?
Khi vào đến Thăng Long quân địch không tìm thấy một bóng người, một chút lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát.
Việc quân và dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao?
Vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương ; vũ khí, lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu.
Khi giặc yếu đi, nhà Trần đã làm gì? Kết quả ra sao?
Tấn công quyết liệt vào thành Thăng Long
Lần thứ nhất : Chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng như lúc vào xâm lược
Lần thứ hai : Tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân.
Lần thứ ba : Quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả và kết quả của cuộc kháng chiến.
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên kết thúc thắng lợi, có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
Sau ba lần thất bại, giặc không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang này?
Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
Đọc SGK từ Cả ba lần => xâm lược nước ta nữa.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên lần thứ 2
Có một tấm gương yêu nước rất mãnh liệt, các em có biết ai không?
Trần Quốc Toản sinh năm Đinh Mão 1267, mất năm Ất Dậu1285. Ông sinh ra và lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần 2.
Năm 1282, triều Trần tổ chức một hội nghị quân sự đặc biệt tại
bến Bình Than. Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các vị
tướng lĩnh cao cấp của nhà Trần. Trần Quốc Toản tuy là tôn thất
của nhà Trần, đã được phong tước Hoài Văn Hầu nhưng vì còn ở
tuổi vị thành niên nên không được vào dự bàn. Ông căm tức đến
nỗi bóp vỡ tan quả cam đang cầm trong tay mà không biết. Tan
họp về, ông tập hợp đám thiếu niên thân thuộc, sắm sửa binh khí
chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “Phá cường tặc, báo hoàng ân”
( phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua).
TRÒ CHƠI: Ô CHỮ BÍ MẬT

N

R
H


T
T
Ai nói: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”?
Ã
O
G

Ô
Đ
N

R
H


T
T
Vua Trần mời ai về kinh họp bàn việc nước?
L
Ô
B
Tên tướng giặc nào phải chui vào ống đồng?
T
T
Á
Á
T
S
H
O
A
Á
H
H
O
T
T
N
Ai là người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến?
Đ
G
N

R
Ư
N
T
H
Nơi mà triều đình đóng đô gọi là gì?
H
N
I
K
Đ
Vua mời các vị bô lão họp ở điện nào?
N
Ê
I

N
D
H
Quân ta đã thích vào tay chữ gì?
Một trong những yếu tố
giúp cho cuộc kháng chiến
của dân tộc ta thắng lợi.
O
O
N
K
Ê
T
Đ
A
C
C
Á
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
1. Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần.
2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả và kết quả của cuộc kháng chiến.
Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta ba lần. Cả ba lần, vua tôi, quân dân nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên
Bài sau : Nước ta cuối thời Trần
kính chúc các thầy giáo, cô giáo mạnh khỏe !
Chúc các em học sinh chăm ngoan - học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Phương Thủy
Dung lượng: 8,55MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)