Bài 14. Chuẩn mực sử dụng từ

Chia sẻ bởi Lý Hồng Em | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chuẩn mực sử dụng từ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:



Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy cô giáo
về dự gi? mụn
Ngữ văn: Lớp 7
Học - học nữa - học mãi
Tiết 61:
Chuẩn mực sử dụng từ
1. Học bài song tôi mới đi ngủ.
2. Những nếp nhăn và vết tàn nhan đã xuất hiện trên gương mặt mẹ tôi.
3. Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
Yêu cầu:
Phát hiện lỗi sai
Chỉ ra nguyên nhân sai
Sửa lại cho đúng
1. Học bài song tôi mới đi ngủ.
2. Những nếp nhăn và vết tàn nhan đã xuất hiện trên gương mặt mẹ tôi.
3. Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
1. Học bài xong tôi mới đi ngủ.
2. Những nếp nhăn và vết tàn nhang đã xuất hiện trên gương mặt mẹ tôi.
3. Đó là những khoảnh khắc sung sướng nhất trong đời em.
Bài tập: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
1. Em bé đã tập tẹ biết nói.
2. Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.
3. Lời hát du của mẹ thật ngọt ngào.
4. Bản nhạc ru rương làm say đắm lòng người.
5. Trường tôi đi thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh.
6. Mẹ đã luôi lấng tôi lên người.
7. Ngọn nến sáng nung ninh.
8. Trông nó rất gầy gộc.
9. Tôi rất sấu hổ vì đã nói dối cô giáo.
10. Cây xấu ông trồng đã ra quả.
Hết giờ
1
2
3
Bài tập: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
1. Em bé đã tập tẹ biết nói. => bập bẹ
2. Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá. => vùi
3. Lời hát du của mẹ thật ngọt ngào. => hát ru
4. Bản nhạc ru rương làm say đắm lòng người. => du dương
5. Trường tôi đi thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh. =>tham quan
6. Mẹ đã luôi lấng tôi lên người. => nuôi nấng
7. Ngọn nến sáng nung ninh. => lung linh
8. Trông nó rất gầy gộc. => gầy guộc
9. Tôi rất sấu hổ vì đã nói dối cô giáo. => xấu hổ
10. Cây xấu ông trồng đã ra quả. => cây sấu
1. Đất nước ta ngày càng sáng sủa.


2. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.



3. Con người phải biết lương tâm.



Các từ in đậm trên dùng sai như thế nào?
Sửa lại cho đúng.
Lời nói, việc làm có phẩm chất tuyệt đối
thường nhận biết bằng thị giác
Hiểu được, nhận thức được
1. Đất nước ta ngày càng tươi đẹp.


2. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế.


3. Con người phải có lương tâm.
Nhận biết bằng cảm xúc, tư duy, liên tưởng
Có tính chất đi vào chiều sâu, vào những vấn đề thuộc bản chất, có ý nghĩa nhất
Tồn tại, sở hữu một cái gì đó
- CN (điển hình)
- VN (cần có từ là đứng trước vị ngữ)
- VN (điển hình)
- CN (cần có từ là đứng trước vị ngữ)
- VN (điển hình)
- CN (cần có từ là đứng trước vị ngữ)
- Với từ chỉ số lượng ở phía trước
- Với từ này, ấy đó, kia.ở phía sau
- Với các từ đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, đừng, chớ.
- Với các từ đã, sẽ, đang, vẫn, cũng, thật, thêm, rất..
Phòng học mới thật ánh sáng.
ăn mặc của chị thật giản dị.
Bon giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu,.
1. Phòng học mới thật sáng sủa.
2. Cách ăn mặc của chị thật giản dị.
3. B?n giặc đã chết với nhiều cảnh tượng thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.
=>thay bằng "sáng sủa" (TT)
=>thay bằng "cách ăn mặc" (DT)
=>thay bằng "cảnh tượng thảm hại" (DT)
Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.
Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người vào mặt Viên.Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.
Đứng đầu tổ chức hợp pháp. Dùng với sắc thái tôn trọng
Dùng với sắc thái chỉ sự "đáng yêu"
Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.
Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người vào mặt Viên.Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với nó.
Đứng đầu tổ chức phi pháp. Dùng với sắc thái khinh bỉ
Dùng với sắc thái bình thường
VD: Tôi nỏ biết chi mô.(Bắc Trung Bộ)
=> Tôi chẳng biết gì đâu.
Ghi nhớ:
Khi sử dụng từ phải chú ý:
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả;
Sử dụng từ đúng nghĩa;
Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ;
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp;
Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc ghi nhớ.
Soạn bài Luyện tập sử dụng từ.

Xin chân thành cảm ơn
Quý thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Hồng Em
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)