Bài 14. Chơi chữ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thảo | Ngày 28/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chơi chữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHƠI CHỮ
Tiết :

-Cho biết đôi nét về tác giả Thạch Lam?
-Cho biết ND bài "Một thứ quà của lúa non : Cốm"
Kiểm tra bài cũ
Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong đời sống hằng ngày. Vậy chơi chữ là gì? Có những lối chơi chữ nào? Để hiểu được điều đó ta đi vào bài mới.
Giới thiệu bài
I/ THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ ?
Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Em có nhận xét gì về nghĩa từ lợi trong bài ?
Bà già muốn biết lấy chồng có lợi hay không, lợi ở đây có nghĩa là lợi lộc, lợi ích. Trong câu trả lời của thấy bói, mới nghe vế đầu "lợi thì có lợi" có thể nghĩ rằng từ lợi ở đây được dùng đúng ý như bà già hỏi nhưng đến vế sau "nhưng răng chẳng còn", ta mới thấy cái ý đích thực của thầy bói. Bà già quá rồi, tính chuyện chồng con làm gì nữa. Hóa ra cái lợi ở đây không còn nghĩa như bà hỏi mà trở thành nghĩa bộ phận trong khoang miệng.
Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói?
Việc vận dụng từ "lợi" ở cuối bài là vận dụng hiện tượng gì của từ ngữ ?
I/ THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ ?
Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Hiện tượng đồng âm hay còn gọi lànghệ thuật "đánh tráo ngữ nghĩa".
? Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Trả lời gián tiếp đượm chất hài hước mà không cay độc
Từ những tìm hiểu ở trên, em có thể cho biết thế nào là chơi chữ?
->Chơi chữ "lợi" dựa trên hiện tượng đồng âm.
Ghi nhớ
SGK_trang 164
Trùng trục như con bò thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi ,chín đầu.
Ví dụ:
? Câu thơ này chơi chữ ở đâu? Dựa trên hiện tượng gì?
Chơi chữ "chín". "Chín" ở đây không phải là con số 9 mà là thui chín. Hiện tượng đồng âm.
II/ CÁC LỐI CHƠI CHỮ
Ví dụ 1 : Lợi thì có lợi
->Dùng từ ngữ đồng âm
Thảo luận:
Đọc các câu thơ trong SGK.
? Em hãy cho biết trong những câu thơ trên, chơi chữ ở chỗ nào?
Ví dụ 2: -Ranh tướng (danh tướng)
->Lối nói trại âm.
Ví dụ 3: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
->Dùng cách điệp âm đầu.
Ví dụ 4: Con cá đối bỏ trong cối đá
->Nói lái
Ví dụ 5: Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
->Dùng từ ngữ trái nghĩa
Ghi nhớ
SGK_trang 165
Như vậy, cơ bản có mấy cách chơi chữ?
Ngoài 5 lối chơi chữ trên còn có một số lối chơi chữ khác
+Chơi chữ bằng từ đồng nghĩa
"Chuồng gà kê sát chuồng vịt" (kê có nghĩa là gà)
+Lối chơi chữ bằng các từ trường nghĩa
"Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé.
Ngàn vàng khuôn chuộc dấu bôi vôi."
+Lối chơi chữ bằng cách tách & ghép các yếu tố trong câu theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau.
"Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ
Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà"
? Vậy chơi chữ thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vô ý thức, thiếu văn hóa.
Trong văn thơ, đặc biệt là văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
III/ LUYỆN TẬP
Chia nhóm làm bài tập
Bài tập 1 :
-Tác giả vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau : các từ chỉ các loài rắn : liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bài tập 2 : Câu thứ nhất : tìm những từ có nghĩa gần gũi với thịt. Câu thứ 2 : từ ngữ gần nghĩa với nứa.
Bài tập 3 : Về nhà sưu tầm
Bài tập 4 : "Khổ tận cam lai".
-Nghĩa bóng : hết khổ sở đến sung sướng.
->Lối chơi chữ đồng âm.
.Dặn dò
-Học bài ghi nhớ
-Làm bài 1,2,3,4 vào vở đầy đủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)