Bài 14. Chơi chữ
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 28/04/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chơi chữ thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quý thầy cô đến dự!
KIỂM TRA BÀI CŨ
Điệp ngữ là gì? Có những dạng điệp ngữ nào?
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý và gây cảm xúc
Điệp ngữ có: Điệp ngữ chuyển tiếp, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng
Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
( Tố Hữu – Việt Bắc)
Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
( Tố Hữu – Việt Bắc)
Ví dụ (SGK - 163)
Bà già đi chợ cầu đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao?
Lợi (1): Lợi ích (Tính từ)
- Lợi (2), (3): Răng lợi (Phần thịt bao quanh chân răng)(Danh từ)
Hỏi: Sử dụng từ lợi trong câu cuối bài ca dao dựa vào hiện tượng gì?
- Sử dụng từ lợi trong cuối bài ca dao dựa vào hiện tương đồng âm
Ví dụ (SGK - 163)
Bà già đi chợ cầu đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng chẳng còn.
Hỏi: Việc sử dụng từ lợi trên có tác dụng gì?
- Tác dụng: Tạo sự dí dỏm, hài hước để châm biếm nhẹ nhàng.
Hỏi: Việc sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ. Em hiểu thế nào là chơi chữ?
- Chơi chữ là việc lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ghi nhớ 1
- Chơi chữ là việc lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ: Chỉ ra hiện tượng chơi chữ trong câu ca dao sau:
"Đi tu, phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không"
Dùng nối nói trại âm (gần âm): "ranh tướng"
Châm biếm, đả kích, dí dỏm, hài hước.
Dùng cách điệp phụ âm "m"
Tạo cảm giác hài hước, dí dỏm
Dùng lối nói lái: Cá đối - Cối đá, Mèo cái - Mái kèo
Tạo sự bất ngờ, lý thú.
Dùng từ trái nghĩa: Sầu riêng - Vui chung
Tạo sắc thái tu từ
Nói lái
Từ đồng âm
Từ cùng trường nghĩa
Trái nghĩa
Ghi nhớ 2
Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
Bài 1: Yêu cầu: Tìm những từ ngữ chơi chữ trong bài.
Lìu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn,trâu lỗ, hổ mang.
-> nh?ng t? ng? ch? h? hng nh r?n
Bài 2: Ti?ng no ch? s? v?t g?n gui nhau, dó có ph?i l hi?n tu?ng choi ch? không?
:- Th?t, m?, giò, nem, ch?
- N?a, tre, trúc, hóp
-> l hi?n tu?ng choi ch?
Bài 4: Bác H? dùng l?i choi ch? : hi?n tu?ng d?ng âm
- Cam (qu? cam) - cam ( cam lai tính từ chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp )
Bài tập thêm: Xác định từ ngữ chơi chữ trong câu ca dao sau:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Từ non là từ nhiều nghĩa
+ Với nghĩa sự vật: đồng nghĩa với núi
+ Với nghĩa tính chất: Trái nghĩa với từ già.
-> Đó là biện pháp chơi chữ bằng cách khai thác từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
- Học bài, làm bài tập 3
- Chuẩn bị “ Chuẩn mực sử dụng từ”.
Knh chc s?c kh?e qủ th?y c.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)