Bài 14. Chơi chữ

Chia sẻ bởi Đặng Bảo Ngọc | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chơi chữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHƠI CHỮ
Giáo viên: Đặng Bảo Ngọc
Chơi chữ là lợi dụng các đặc điểm về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. Chơi chữ được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt, trong văn chương trào phúng, câu đố, câu đối.
Có các lỗi chơi chữ sau:
a) Dùng từ đồng âm:
Mồm bò không phải mồm bò mà lại là mồm bò.
b) Dùng từ ngữ gần âm (trại âm):
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du)
c) Lặp âm:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mĩ miều may mắn mây mà mơ.
(Tú Mỡ)




I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
Nói lái:
Đại phong là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa ắt tương lo…và tượng lo là lọ tương.
Dùng các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa:
Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
(Ca dao)
Dùng từ nhiều nghĩa:
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
(Ca dao)
Tách các yếu tố trong từ:
Đã nghèo thì hèn…
Giải thích nghĩa của từ theo lối dân gian:
Lách = L (lờ) + ách: Khi có người lờ, không có ách lại.



I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các đoạn trích sau và cho biết chúng thuộc về lối chơi chữ nào:
Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.
Trên trời rơi xuống mà lại mau co.
Bò lang chạy vào làng Bo.
“Leo thang” tất phải theo lang.
HS chú ý đến các từ in đậm sau trong các câu bài tập đã cho:
Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.
Trên trời rơi xuống mà lại mau co.
Bò lang chạy vào làng Bo.
“Leo thang” tất phải theo lang.
(hiện tượng nói lái)



II. LUYỆN TẬP
Đọc câu chuyện vui sau và cho biết phép chơi chữ mà người bán lợi dụng để lừa người mua:
TÁO NHẬP KHẨU
Trên đường phố Bắc Kinh, một người đàn ông rao:
-Ai mua táo không? Táo nhập khẩu đây!
Nghe thế, rất nhiều phụ nữ đến mua. Nhưng khi ăn thì mọi người đều nhăn mặt vì
không ngon so với táo nội địa. Một bà liền nói:
-Táo này không ngon. Thế này mà anh gọi là táo nhập khẩu!
Rất bình tĩnh, người đàn ông đáp:
-Thế các bà ăn táo vào trong miệng, không gọi là táo nhập khẩu thì gọi là táo gì?
(Báo Gia đình và xã hội, ngày 18 – 7 – 2004)
2. Phép chơi chữ dựa vào dịch nghĩa từ Hán Việt: nhập (đưa vào) và khẩu (miệng) để biên bạch cho mẹo lừa người mua (nhập khẩu: hàng nước ngoài, đưa từ bên ngoài vào).





II. LUYỆN TẬP
Tìm và sưu tầm các hiện tượng chơi chữ có trên các tờ báo, mẩu chuyện mà em đã đọc. Trao đổi với các bạn cùng lớp về những hiện tượng đó.
Đọc trước bài Chuẩn mực sử dụng từ.




III. BÀI TẬP VỀ NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Bảo Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)