Bài 14. Chơi chữ
Chia sẻ bởi Hồ Thị Mai Hương |
Ngày 28/04/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chơi chữ thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Trường THCS THÀNH LONG
Châu Thành – Tây Ninh
Giáo viên:
HỒ THỊ MAI HƯƠNG
Tổ Ngữ văn
CHÀO
CÁC
EM!
Kiểm tra bài cũ:
1. Điệp ngữ là gì?
2. Cách dùng điệp ngữ trong câu thơ sau có ý nghĩa gì?
Một đèo... một đèo... lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
(Hồ Xuân Hương)
b) Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.
a) Nhấn mạnh sự trơ trọi của một con
đèo.
Đ
S
Đ
S
3. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau :
Hoa đãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
(Chinh phụ ngâm khúc)
4. Gạch chân điệp ngữ trong câu văn sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì?
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.
(Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ cách quãng
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
B. Điệp ngữ nối tiếp
D. Hai kiểu A và B
Phân môn : Tiếng Việt
Tiết: 58
Bài:
CHƠI CHỮ
I. Bài học :
1) Thế nào là chơi chữ?
Lệnh : Học sinh đọc bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
? 1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao?
? 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? Và hiện tượng này em đã học chưa?
? 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
1. Nghĩa các từ lợi khác nhau:
- Lợi1: lợi lộc, lợi ích
- Lợi2,3: răng lợi (phần chân răng)
2. Hiện tượng : Đồng âm khác nghĩa (đã học)
3. Tác dụng: Để tạo sự hài hước, châm biếm một cách dí dỏm.
Vậy, thế nào là chơi chữ?
Chơi chữ là biện pháp khai thác hiện tượng đồng âm khác nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước cho lời ăn tiếng nói hoặc câu văn, câu thơ.
Định nghĩa:
I. Bài học :
1) Thế nào là chơi chữ?
Ghi nhớ 1/SGK tr. 164
2) Các lối chơi chữ :
? Các em đã gặp lối chơi chữ nào ở mục I/SGK.
I. lợi1 - lợi2,3 => đồng âm
Liên hệ :
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
(Bà Huyện Thanh Quan)
Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt : quốc - quốc (nước), đa đa - gia (nhà)
-> vừa tả được tiếng chim lại vừa gửi gắm nỗi lòng nhớ nước, thương nhà.
Lệnh : HS đọc và chỉ rõ các lối chơi chữ trong các ví dụ II.(1), (2), (3), (4) / SGK/tr.164.
(1) Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
(2) Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Tú Mỡ)
(3) Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
(4) Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
(1) Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
-> ranh tướng = danh tướng => gần âm (có ý giễu cợt Nava).
-> nồng nặc > < tiếng tăm => tương phản về ý nghĩa (châm biếm, đả kích Nava).
(2) Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ (Tú Mỡ)
-> Điệp phụ âm đầu M => điệp âm
Ví dụ :
1. Cô Cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chù chết cứng...
2. Tết tiếc túng tiền tiêu thằng Tí toe toét, thong thả tìm tôi...
(3) Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
-> cá đối -> cối đá; mèo cái -> mái kèo => nói lái
Ví dụ:
Đầu tiên -> tiền đâu; bí mật -> bật mí…
Liên hệ :
+ Cồn Cỏ có con cá đua là con cua đá...
(Lời bài hát Con cua đá của Ngọc Cừ).
+ Truyện Trạng Quỳnh (Đọc thêm / SGK / tr.166).
(4) Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
-> sầu riêng - vui chung => nhiều nghĩa, trái nghĩa
Giải thích :
Sầu riêng1 : chỉ một trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân (tính từ).
Sầu riêng2 : chỉ một loại quả ở Nam Bộ (danh từ).
Vui chung : chỉ một trạng thái tâm lí tích cực (tính từ).
Hoạt động theo tổ:
? Kết hợp các ví dụ đã phân tích ở mục I, II/SGK, theo em, người Việt có những lối chơi chữ nào?
Qua phân tích các ví dụ, người Việt có các lối chơi chữ sau:
1. Dùng từ ngữ đồng âm
2. Dùng lối nói gần âm
3. Dùng cách điệp âm
4. Dùng lối nói lái
5. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa
I. Bài học :
1) Thế nào là chơi chữ?
Ghi nhớ 1/SGK tr. 164
2) Các lối chơi chữ :
Ghi nhớ 2/SGK tr. 165
II. Luyện tập:
Bài tập 1,2,3/SGK tr.165,166 (Hoạt động theo nhóm)
Trả lời:
Bài tập 1:
a. Dùng từ đồng âm:
Rắn (loài rắn -> danh từ)
Rắn (cứng đầu, khó bảo -> tính từ)
b. Dùng từ gần nghĩa : liu điu, hổ lửa, mái gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang (tên các loài rắn).
Mở rộng kiến thức :
Mùa xuân em đi chợ hạ
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng : Em đã có chồng?
Tức mình em đổ cá xuống sông, em về.
-> hạ, thu, đông => chơi chữ trường nghĩa
Bài tập 2:
Dùng từ có nghĩa gần gũi:
- Thịt, mỡ, dò (giò), nem, chả
* dò – giò : từ gần âm (d/gi)
Nứa, tre, trúc, hóp
Bài tập 4:
Thành ngữ Hán Việt:
Khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến): hết khổ cực thì đến sung sướng.
-> cam1: tên một loài quả có màu vàng đỏ, vị ngọt (hoặc chua) -> danh từ
cam2 (yếu tố Hán Việt): ngọt -> tính từ
=> Dùng từ đồng âm khác nghĩa.
Củng cố:
1. Thế nào là chơi chữ?
2. Người Việt Nam có những lối chơi chữ nào?
Dặn dò:
Học thuộc 2 ghi nhớ/ SGK.
Làm bài tập 3/SGK/tr.166
Chuẩn bị bài mới: Đọc và tìm hiểu bài: Làm thơ lục bát (Mục I)/SGK tr. 155,156.
TẠM BIỆT CÁC EM!
Châu Thành – Tây Ninh
Giáo viên:
HỒ THỊ MAI HƯƠNG
Tổ Ngữ văn
CHÀO
CÁC
EM!
Kiểm tra bài cũ:
1. Điệp ngữ là gì?
2. Cách dùng điệp ngữ trong câu thơ sau có ý nghĩa gì?
Một đèo... một đèo... lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
(Hồ Xuân Hương)
b) Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.
a) Nhấn mạnh sự trơ trọi của một con
đèo.
Đ
S
Đ
S
3. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau :
Hoa đãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
(Chinh phụ ngâm khúc)
4. Gạch chân điệp ngữ trong câu văn sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì?
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.
(Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ cách quãng
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
B. Điệp ngữ nối tiếp
D. Hai kiểu A và B
Phân môn : Tiếng Việt
Tiết: 58
Bài:
CHƠI CHỮ
I. Bài học :
1) Thế nào là chơi chữ?
Lệnh : Học sinh đọc bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
? 1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao?
? 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? Và hiện tượng này em đã học chưa?
? 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
1. Nghĩa các từ lợi khác nhau:
- Lợi1: lợi lộc, lợi ích
- Lợi2,3: răng lợi (phần chân răng)
2. Hiện tượng : Đồng âm khác nghĩa (đã học)
3. Tác dụng: Để tạo sự hài hước, châm biếm một cách dí dỏm.
Vậy, thế nào là chơi chữ?
Chơi chữ là biện pháp khai thác hiện tượng đồng âm khác nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước cho lời ăn tiếng nói hoặc câu văn, câu thơ.
Định nghĩa:
I. Bài học :
1) Thế nào là chơi chữ?
Ghi nhớ 1/SGK tr. 164
2) Các lối chơi chữ :
? Các em đã gặp lối chơi chữ nào ở mục I/SGK.
I. lợi1 - lợi2,3 => đồng âm
Liên hệ :
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
(Bà Huyện Thanh Quan)
Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt : quốc - quốc (nước), đa đa - gia (nhà)
-> vừa tả được tiếng chim lại vừa gửi gắm nỗi lòng nhớ nước, thương nhà.
Lệnh : HS đọc và chỉ rõ các lối chơi chữ trong các ví dụ II.(1), (2), (3), (4) / SGK/tr.164.
(1) Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
(2) Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Tú Mỡ)
(3) Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
(4) Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
(1) Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
-> ranh tướng = danh tướng => gần âm (có ý giễu cợt Nava).
-> nồng nặc > < tiếng tăm => tương phản về ý nghĩa (châm biếm, đả kích Nava).
(2) Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ (Tú Mỡ)
-> Điệp phụ âm đầu M => điệp âm
Ví dụ :
1. Cô Cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chù chết cứng...
2. Tết tiếc túng tiền tiêu thằng Tí toe toét, thong thả tìm tôi...
(3) Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
-> cá đối -> cối đá; mèo cái -> mái kèo => nói lái
Ví dụ:
Đầu tiên -> tiền đâu; bí mật -> bật mí…
Liên hệ :
+ Cồn Cỏ có con cá đua là con cua đá...
(Lời bài hát Con cua đá của Ngọc Cừ).
+ Truyện Trạng Quỳnh (Đọc thêm / SGK / tr.166).
(4) Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
-> sầu riêng - vui chung => nhiều nghĩa, trái nghĩa
Giải thích :
Sầu riêng1 : chỉ một trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân (tính từ).
Sầu riêng2 : chỉ một loại quả ở Nam Bộ (danh từ).
Vui chung : chỉ một trạng thái tâm lí tích cực (tính từ).
Hoạt động theo tổ:
? Kết hợp các ví dụ đã phân tích ở mục I, II/SGK, theo em, người Việt có những lối chơi chữ nào?
Qua phân tích các ví dụ, người Việt có các lối chơi chữ sau:
1. Dùng từ ngữ đồng âm
2. Dùng lối nói gần âm
3. Dùng cách điệp âm
4. Dùng lối nói lái
5. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa
I. Bài học :
1) Thế nào là chơi chữ?
Ghi nhớ 1/SGK tr. 164
2) Các lối chơi chữ :
Ghi nhớ 2/SGK tr. 165
II. Luyện tập:
Bài tập 1,2,3/SGK tr.165,166 (Hoạt động theo nhóm)
Trả lời:
Bài tập 1:
a. Dùng từ đồng âm:
Rắn (loài rắn -> danh từ)
Rắn (cứng đầu, khó bảo -> tính từ)
b. Dùng từ gần nghĩa : liu điu, hổ lửa, mái gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang (tên các loài rắn).
Mở rộng kiến thức :
Mùa xuân em đi chợ hạ
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng : Em đã có chồng?
Tức mình em đổ cá xuống sông, em về.
-> hạ, thu, đông => chơi chữ trường nghĩa
Bài tập 2:
Dùng từ có nghĩa gần gũi:
- Thịt, mỡ, dò (giò), nem, chả
* dò – giò : từ gần âm (d/gi)
Nứa, tre, trúc, hóp
Bài tập 4:
Thành ngữ Hán Việt:
Khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến): hết khổ cực thì đến sung sướng.
-> cam1: tên một loài quả có màu vàng đỏ, vị ngọt (hoặc chua) -> danh từ
cam2 (yếu tố Hán Việt): ngọt -> tính từ
=> Dùng từ đồng âm khác nghĩa.
Củng cố:
1. Thế nào là chơi chữ?
2. Người Việt Nam có những lối chơi chữ nào?
Dặn dò:
Học thuộc 2 ghi nhớ/ SGK.
Làm bài tập 3/SGK/tr.166
Chuẩn bị bài mới: Đọc và tìm hiểu bài: Làm thơ lục bát (Mục I)/SGK tr. 155,156.
TẠM BIỆT CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Mai Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)