Bài 14. Chơi chữ
Chia sẻ bởi Minh Huyền |
Ngày 28/04/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chơi chữ thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Ôn tập phép tu từ:
CHƠI CHỮ
TRÒ CHƠI ĐỐ VUI:
Luật chơi:
Chọn ô mình thích và đưa ra câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi đó. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ được thưởng, đội nào ít điểm nhất sẽ bị phạt.
Câu hỏi: Mồm bò, mồm bò mà không phải mồm bò lại chính là mồm bò. Là con gì???
Đáp án: Con ốc.
Câu hỏi: Vô thủ, vô nhĩ, vô vĩ, vô tâm
Chốn ở sơn lâm, hay ăn thịt sống.
Đáp án: Cái thớt
Câu hỏi: Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng
Bắc cầu hoa lý, nằm ngang giữa trời.
Đáp án: Cầu vồng
Câu hỏi: Ông lục ổng lội ngang sông
Cái đầu ổng ướt, cái mình ổng khô.
Đáp án: Lục bình
1
2
3
4
1. Khái niệm chơi chữ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
Một số ví dụ:
1 Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng??
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
2. Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương.
3. Cao Bằng vừa cao vừa bằng, không cao bằng Cao Bằng.
2. Các lối chơi chữ.
Có 5 kiểu chơi chữ thường gặp:
-Dùng từ ngữ đồng âm.
VD:Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
-Dùng lối nói trại âm( gần âm)
VD: Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần .
.
-Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
VD: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
-Dùng cách điệp âm
VD: Mẹ Minh mua một miếng mít mật,
Minh mon men muốn moi một múi. Mẹ mắng Minh mặt mẹt, Minh mắng mẹ mặt mo.
-Dùng lối nói lái
VD: Con cá đối bỏ trong cối đá.
Câu hỏi có thưởng:
.
Cố lên
Hãy nêu một VD về chơi chữ (Không mở sách).
Cố lên
Hãy nêu khái niệm chơi chữ là gì? Có mấy kiểu chơi chữ thường dụng? Liệt kê.
Cố lên
Hãy cho biết câu sau thuộc kiểu chơi chữ nào?
“Con ngựa đá con ngựa đá nhưng con ngựa đá không đá lại con ngựa”.
CÂU HỎI ĐẶC BIỆT
Trong văn học dân gian Việt Nam có một phép chơi chữ vừa hiện đại mà vừa cổ điển là đảo từ theo nghĩa khác. VD: Ngồi lên ngai là ngài lên ngôi. Bạn hãy lấy một VD khác tương tự như thế. CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN NHÉ!
VD của chúng tôi: Cây sầu đông mọc ở đồng sâu cạnh đầu sông.
3.Tổng kết ghi nhớ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Có năm kiểu chơi chữ thường dụng:
+ Dùng từ ngữ đồng âm.
+ Dùng lối nói trại âm( gần âm).
+ Dùng cách điệp âm.
+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
CHƠI CHỮ
TRÒ CHƠI ĐỐ VUI:
Luật chơi:
Chọn ô mình thích và đưa ra câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi đó. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ được thưởng, đội nào ít điểm nhất sẽ bị phạt.
Câu hỏi: Mồm bò, mồm bò mà không phải mồm bò lại chính là mồm bò. Là con gì???
Đáp án: Con ốc.
Câu hỏi: Vô thủ, vô nhĩ, vô vĩ, vô tâm
Chốn ở sơn lâm, hay ăn thịt sống.
Đáp án: Cái thớt
Câu hỏi: Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng
Bắc cầu hoa lý, nằm ngang giữa trời.
Đáp án: Cầu vồng
Câu hỏi: Ông lục ổng lội ngang sông
Cái đầu ổng ướt, cái mình ổng khô.
Đáp án: Lục bình
1
2
3
4
1. Khái niệm chơi chữ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
Một số ví dụ:
1 Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng??
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
2. Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương.
3. Cao Bằng vừa cao vừa bằng, không cao bằng Cao Bằng.
2. Các lối chơi chữ.
Có 5 kiểu chơi chữ thường gặp:
-Dùng từ ngữ đồng âm.
VD:Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
-Dùng lối nói trại âm( gần âm)
VD: Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần .
.
-Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
VD: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
-Dùng cách điệp âm
VD: Mẹ Minh mua một miếng mít mật,
Minh mon men muốn moi một múi. Mẹ mắng Minh mặt mẹt, Minh mắng mẹ mặt mo.
-Dùng lối nói lái
VD: Con cá đối bỏ trong cối đá.
Câu hỏi có thưởng:
.
Cố lên
Hãy nêu một VD về chơi chữ (Không mở sách).
Cố lên
Hãy nêu khái niệm chơi chữ là gì? Có mấy kiểu chơi chữ thường dụng? Liệt kê.
Cố lên
Hãy cho biết câu sau thuộc kiểu chơi chữ nào?
“Con ngựa đá con ngựa đá nhưng con ngựa đá không đá lại con ngựa”.
CÂU HỎI ĐẶC BIỆT
Trong văn học dân gian Việt Nam có một phép chơi chữ vừa hiện đại mà vừa cổ điển là đảo từ theo nghĩa khác. VD: Ngồi lên ngai là ngài lên ngôi. Bạn hãy lấy một VD khác tương tự như thế. CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN NHÉ!
VD của chúng tôi: Cây sầu đông mọc ở đồng sâu cạnh đầu sông.
3.Tổng kết ghi nhớ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Có năm kiểu chơi chữ thường dụng:
+ Dùng từ ngữ đồng âm.
+ Dùng lối nói trại âm( gần âm).
+ Dùng cách điệp âm.
+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)