Bài 14. Bài thực hành 3

Chia sẻ bởi Lê Minh | Ngày 23/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bài thực hành 3 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

MÔN:HOÁ HỌC 8
GV:Trần Thị Kim Thạch
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ DỰ GIỜ THAO GIẢNG GV DẠY GIỎI CẤP TP
Trường THCS : Võ Thị Sáu
TIẾT 20 : BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN Ứng HOÁ HỌC
I/THÍ NGHIỆM 1 : Hoà tan và đun nóng kalipemanganat (thuốc tím KMnO4 )

Tiến hành thí nghiệm :
a/ Hoà tan kalipemanganat
Bỏ phần thuốc tím 1 vào ống nghiệm 1 . Rồi rót vào đó khoảng 3ml nước , lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay ).
Quan sát và ghi lại hiện tượng .
Giải thích .
b/ Đun nóng kalipemanganat
Bỏ phần thuốc tím 2 vào ống nghiệm 2 . Dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm và đun nóng . Khi đun nhớ đưa que đóm còn tàn đóm đỏ vào gần sát mặt chất rắn .
Quan sát và ghi lại hiện tượng ở đầu tàn đóm .
Cứ tiếp tục đun , khi thấy tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa thì ngừng đun.Để ống nghiệm thật nguội rồi rót vào đó khoảng 3ml nước lắc cho tan
Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm 1 và 2
Giải thích .
II/THÍ NGHIỆM 2 : Thực hiện phản ứng với canxihiđrôxit Ca(OH)2
a/ Thổi CO2
-Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 1ml nước cất (10-12 giọt)
-Rót vào ống nghiệm 4 khoảng 1ml dung dịch Ca(OH)2
-Dùng ống hút lần lượt thổi từ từ hơi thở ra vào 2 ống nghiệm
-Quan sát hiện tượng . Giải thích.
b/ Nhỏ Na2CO3
-Rót vào ống nghiệm 5 khoảng 1ml nước cất
-Rót vào ống nghiệm 6 khoảng 1ml dung dịch Ca(OH)2
-Lấy lọ Na2CO3 nhỏ khoảng 5 . 10 giọt lần lượt vào 2 ống nghiệm 5 và 6
-Quan sát hiện tượng , rút ra kết luận
-Giải thích
III/HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH – KẾT LUẬN CÁC THÍ NGHIỆM
1/Thí nghiệm 1 :
a/ Hiện tượng xảy ra
-Ống nghiệm 1 : Thuốc tím tan hết tạo thành dung dịch có màu tím
-Ống nghiệm 2 : Tàn đóm đỏ bùng cháy . Hoà vào nước có một phần chất rắn không tan hết
b/Giải thích :
-Ống nghiệm 1 : xảy ra hiện tượng vât lí vì không có sự biến đổi về chất
-Ống nghiệm 2 : có 2 quá trình:
+Quá trình đun nóng thuốc tím là hiện tượng hoá học vì có chất mới sinh ra (khí O2 làm tàn đóm bùng cháy ,có chất rắn không tan hết )
PT chữ :
t0
Kalipemanganat  Kalimanganat + manganđioxit + oxi
+Quá trình hoà tan một phần chất rắn là hiện tượng vật lí
c/ Kết luận : Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học
2/ Thí nghiệm 2
a/Hiện tượng xảy ra
-Thổi CO2
+Ống 3 : không có hiện tượng gì
+Ống 4 : nước vôi trong vẩn đục
-Nhỏ Na2CO3
+Ống 5 : không có hiện tượng gì
+Ống 6 : nước vôi trong vẩn đục
b/Giải thích
-Ống 3,5 : Không có phản ứng hoá học xảy ra
-Ống 4,6 : Đã xảy ra phản ứng hoá học vì xuất hiện chất mới không tan trong nước
PT chữ ở ống 4 :
Canxihiđrôxit + cacbonic  canxicacbonat + nước
PT chữ ở ống 6 :
Canxihiđrôxit + natricacbonat  canxicacbonat + natrihiđrôxit

c/ Kết luận : Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra
IV/CÔNG VIỆC CUỐI BUỔI THỰC HÀNH
Các tổ chấm chéo bản tường trình .
Giáo viên nhận xét tiết thực hành .
Giáo viên thu bản tường trình về chấm .
Học sinh thu dọn các dụng cụ thí nghiệm , vệ sinh phòng thí nghiệm .
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHOẺ , CÔNG TÁC TỐT
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC GIỎI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)