Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Nga | Ngày 09/05/2019 | 173

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ
CÁC EM HỌC SINH
TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG : “ĐI TÌM TUỔI THƠ”.
- Thời gian chơi: 3 phút.
- Luật chơi: Các bạn muốn trả lời thì phải giơ tay để giành được quyền trả lời. Ai chưa giơ tay mà trả lời trước thì sẽ bị phạm quy và tước quyền chơi.
- Nếu ai tìm được nhiều bài thơ nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng.
?/ Câu hỏi: Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tên 1 số bài thơ nói về tiếng gà mà em biết?



TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)





?/Nêu vài nét về cuộc đời
và sự nghiệp của tác giả
Xuân Quỳnh?

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988), quê ở làng
La Khê, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
-Là nhà thơ nữ xuất sắc.
- Giọng thơ gần gũi, giàu tình cảm.
->Thơ Xuân Quỳnh thường viết về
những điều bình dị, gần gũi trong đời
sống thường nhật, gia đình, tình yêu…

TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
Tiếng gà trưa là bài thơ được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- In trong tập: “Hoa dọc chiến hào (1968)” và in lại trong tập“Sân ga chiều em đi”.
TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)





- Khổ 1 -> Tiếng gà trưa đánh thức cảm xúc, tình cảm làng quê
- Khổ 2 -> Kỉ niệm về con gà mái mơ, con gà mái vàng
- Khổ 3, 4, 5, 6 -> Kỉ niệm về bà
- Khổ 7, 8 -> Những suy nghĩ của cháu từ tiếng gà trưa.
Tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính của từng phần?

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe vọng về tuổi thơ”
TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
- Chia nhóm thảo luận: 2 bàn là 1 nhóm
- Thời gian thảo luận: 2 phút
*Thảo luận nhóm
Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm và hoàn cảnh nào?
Tại sao trong vô vàn những âm thanh của làng quê, tâm trí của tác giả lại chỉ bị thu hút bởi tiếng gà trưa?





TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
Điệp từ “nghe” lặp lại 3 lần tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ?
=> Dường như “tiếng gà cục tác”:
- Làm cho người lính trẻ sống lại kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của mình
- Tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân -> Xua tan nỗi vất vả
-> Thể hiện tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương thắm thiết, sâu đậm của người lính trẻ.





->KL: Tiếng gà trưa là âm thanh, là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng. Nó đã trở thành “hành trang trong tâm hồn” của người lính trẻ.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
nghe
Xao động nắng trưa
Bàn chân đỡ mỏi
Gọi về tuổi thơ
Tiếng gà cục tác
( Thính giác)
( Thị giác)
( Xúc giác)
( Tâm hồn)
*Tranh Đông Hồ


“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”
TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
- Chia nhóm: 2 bàn/ nhóm
Thời gian: 2 phút







- Ổ rơm hồng những trứng

- Gà: Mái mơ, mái vàng

-> Hình ảnh gần gũi, thân quen của làng quê
*Thảo luận nhóm:
Kỉ niệm ấu thơ trở về trong cháu với những hình ảnh nào? Theo em hình ảnh nào in đậm trong tâm trí tác giả nhất? Vì sao?





- Biểu hiện tình cảm nồng hậu, thân thương và sự gắn bó của con người với những con vật nhỏ bé gần gũi.
-> Đó là những kỉ niệm bình dị, đời thường . Qua đây, gợi lên một cuộc sống yên bình, vui vẻ và hạnh phúc.
TIẾT 53: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
Lời thơ:”Này con gà mái…” được lặp lại có tác dụng gì? Em có nhận xét gì về kỉ niệm của tác giả?
*HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BÀI HỌC
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Chuẩn bị phần nội dung tiếp theo:
+ Khổ 3,4,5,6
+ Khổ 7,8
->Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của từng đoạn.
- Đọc trước phần Ghi nhớ và trả lời câu hỏi phần Luyện tập trong SGK, trang 151.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)