Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Huệ Anh | Ngày 09/05/2019 | 126

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ
CÁC EM HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
- Thời gian: 5phút.
Em hãy đóng vai vào nhân vật trữ tình trong bài thơ ‘‘Tiếng gà trưa’’ –Xuân Quỳnh để kể lại câu chuyện của mình dựa theo mạch cảm xúc của bài thơ .





Xuân Quỳnh (1942-1988)
là một nhà thơ nữ Việt Nam.
Thân thế
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh,
sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng
 La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông,
tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội).
Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành


Sự nghiệp
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017
Những tác phẩm chính

Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, Nhà xuất bản Văn học, 1963)
Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968)
Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978)
Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
Tự hát (thơ, 1984)
Tiếng gà trưa ( thơ)
Hoa cỏ may (thơ, 1989)
Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994)
Hát với con tàu
Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung)
Các tác phẩm viết cho thiếu nhi
Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982)
Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi -1981)
Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995).
Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe



->Thơ Xuân Quỳnh thường viết về
những điều bình dị, gần gũi trong đời
sống thường nhật, gia đình, tình yêu…

Mạch cảm xúc của bài thơ
Tiếng gà trưa
Khơi nguồn cho dòng cảm xúc
Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người chiến sĩ
Gọi về những kỉ niệm tuổi thơ
Hiện tại
Hồi tưởng
Hiện tại

BỐ CỤC


- Phần1(khổ 1) -> Âm thanh của tiếng gà trưa khơi gợi dòng cảm xúc
- Phần 2(khổ 2,3,4,5,6) -> Những hình ảnh tuổi thơ và hình ảnh người bà
- Phần 3( khổ 7) -> Suy tư từ tiếng gà trưa

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe vọng về tuổi thơ”
*Thảo luận theo cặp đôi
- Chia nhóm thảo luận: 1 bàn là 1 nhóm
- Thời gian thảo luận: 3 phút
Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm và hoàn cảnh nào?
Tại sao trong vô vàn những âm thanh của làng quê, tâm trí của tác giả lại chỉ bị thu hút bởi tiếng gà trưa?




Điệp từ “nghe” lặp lại 3 lần tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ?
=> Dường như “tiếng gà cục tác”:
- Làm cho người lính trẻ sống lại kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của mình
- Tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân -> Xua tan nỗi vất vả
-> Thể hiện tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương thắm thiết, sâu đậm của người lính trẻ.





->Tiếng gà trưa là âm thanh, là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng. Nó đã trở thành “hành trang trong tâm hồn” của người lính trẻ.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
nghe
Xao động nắng trưa
Bàn chân đỡ mỏi
Gọi về tuổi thơ
Tiếng gà cục tác
( Thính giác)
( Thị giác)
( Xúc giác)
( Tâm hồn)
*Tranh Đông Hồ
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy sắp xếp lại trình tự mạch cảm xúc trong bài thơ
A . Tình bà cháu
B. Tiếng gà trưa-hoài niệm tuổi thơ
C. Tình yêu quê hương đất nước
Đáp án; B->A->C
Câu 2: Tình cảm nào được tiếng gà trưa thức dậy qua đoạn thơ chúng ta vừa học
A .Tình yêu làng xóm, quê hương
B. Tình bà cháu
C .Tình yêu những chú gà
Câu 3: nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ vừa học
A. Nghệ thuật điệp từ ‘nghe’
B. Nghệ thuật ẩn dụ trong từ ‘nghe’
C. Nghệ thuật điệp từ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Chuẩn bị phần nội dung tiếp theo:
+ Khổ 3,4,5,6
+ Khổ 7,8
->Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của từng đoạn.
Đọc trước phần Ghi nhớ và trả lời câu hỏi phần Luyện tập trong SGK, trang 151.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huệ Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)