Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Đặng Cao Sơn | Ngày 28/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

��c thu�c khỉ I b�i th� ti�ng g� tr�a v� n�u c�m nh�n cđa em vỊ �o�n th� �� ?
��p �n
Trên đường hành quân người chiến sĩ bất chợt nghe tiếng gà cục tác trong nắng trưa đó là những xúc động của nhà thơ (người chiến sĩ) trước âm thanh của thực tại.Âm thanh ấy sở dĩ có sức lay gợi như vậy là bởi vì nó đánh thức cái âm thanh vốn rất đỗi gắn bó quen thuộc đang nằm sâu trong tiềm thức,trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ .Cách sử dụng điệp từ nghe người chiến sĩ không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác bằng tâm tưởng điệp từ nghe trở nên lan toả trừu tượng trong lòng người đọc .



Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục?cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng





Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn !
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm
khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Tiếng gà trưa
mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng


Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ.




Tác giả: Xuân Quỳnh




Tiếng Gà Trưa






?Tiếng gà trưa
ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng?
Tiếng Gà Trưa

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Phiếu học tập
1. Trong kỷ niệm của cháu hình ảnh người bà hiện lên với đức tính nào ?
- Người bà hết lòng vì con cháu trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan
2. Chi tiết cháu vui mừng khi được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu ?
- Niềm vui bé nhỏ, hồn nhiên vui vì có quần áo mới. Vui vì những chiếc quần áo ấy được tạo ra từ những lo toan và chắt chiu của bà
3. Những biểu hiện trong lời nói cử chỉ của bà hết sức bình thường nhưng tại sao kỷ niệm ấy không phai mờ trong tâm hồn người cháu ?
- Tình cảm chân thật ấm áp của tình ruột thịt
4. Qua kỷ niệm về bà em cảm nhận được tình cảm gì của người chiến sĩ đối với bà?
- Yêu thương, trân trọng, biết ơn.
Âm thanh ? Tiếng gà trưa? có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của nhà thơ ?
Gợi ý:
- Nỗi xúc động của người chiến sĩ trên đường ra trận
- Những kỷ niệm tuổi ấu thơ ( Hình ảnh những con gà mái những quả trứng hồng và kỷ niệm về người bà yêu thương)
- Bồi đắp tình yêu đất nước
- Thôi thúc người chiến sỹ cầm súng chiến đấu và chiến thắng.


Ghi nhớ:
* Tiếng gà trưa đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm khắc sâu thêm tình quê hương đất nước .
* Bài thơ theo thể thơ 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bìmh dị chân thực.





1. Văn bản tiếng gà trưa đã bộc lộ:
a Nỗi nhớ quê của người chiến sĩ
b Nhớ lại kỷ niệm bà cháu
c Tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ
d Cả ba ý trên
2. Văn bản được viết:
a Văn bản viết theo thể ngũ ngôn, có biến đổi linh hoạt về
cách gieo vần và số dòng trong mỗi khổ
b Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
c Cách gieo vần liên tục
3.Câu thơ ?tiếng gà trưa? có tác dụng:
a Gợi các kỉ niệm
b Nối các mạch cảm xúc
c Cả hai ý trên
Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:







d
a
c

Chân Thành Cám Ơn!
Ba câu thơ ?ổ rơm hồng những trứng, giấc ngủ hồng sắc trứng, ổ trứng hồng tuổi thơ?
a. Đều nói về màu sắc của những quả trứng b. Đều nói về niềm vui niềm hạnh phúc.chữ hồng là tính từ làm chức năng vị ngữ hình tượng thơ vừa đẹp vừa biểu cảm. c. Trong giấc ngủ mơ có nhiều trứng
b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Cao Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)