Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Pé Mảuko | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : Hà Học Cứu
Trường THCS Lạc Lâm
KIỂM TRA BÀI CŨ
KIỂM TRA BÀI CŨ
GỢI Ý :
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Câu 1.
( Hồ Chí Minh )
KIỂM TRA BÀI CŨ
GỢI Ý :
Câu 2.
Những điểm chung: + Cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc. Cảnh đẹp tràn ngập ánh trăng trong trẻo, bát ngát, như rất yên bình. + Tâm hồn người nghệ sĩ ngắm trăng đồng thời là vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước. + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa ảnh hưởng Đường thi vừa rất sáng tạo; vừa cổ điển vừa hiện đại. + Trong thơ có nhạc, có hoạ, đầy sức gợi.
Những điểm đặc sắc riêng: + Bài "Cảnh khuya" là cái bản lề chưa ngủ, là cảnh lồng cảnh, đan xen, hoà quyện. + Bài "Rằm tháng giêng" là ánh trăng bát ngát núi rừng, là sông xuân, trời xuân, nước xuân.Tất cả không gian tràn ngập ánh trăng và tràn ngập tinh thần bình tĩnh, ung dung, lạc quan của nhà thơ cách mạng.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Xuân Quỳnh ?
fhjuk
Xuân Quỳnh: - Sinh năm 1942. Mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông cùng người chồng của mình. - Quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. - Là nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta thời chống Mĩ. Các tập thơ chính: "Hoa dọc chiến hào", "Hoa cỏ may", "Sân ga chiều em đi".. - Thơ Xuân Quỳnh thường biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm. => Cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt, kiên cường.
Em hãy giới thiệu một vài nét về tác phẩm "Tiếng gà trưa" ?
Bài thơ : "Tiếng gà trưa"
Được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. - Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" ( 1968) và in lại trong tập "Sân ga chiều em đi" ( 1984).
GIỌNG ĐỌC
Giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ.
Nhịp : 2/3, 3/2. Nhấn mạnh điệp ngữ ở đầu các đoạn 2,3,4,7.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể loại nào ?
Thể thơ 5 tiếng :
- Mỗi câu có 5 tiếng. Không hạn định số câu trong khổ và trong bài.
Nhịp thơ : 3/2, 2/3,1/2/2..
Vần thơ : rất phong phú và linh hoạt : vần chân ( tiếng ở cuối câu), vần bằng, vần trắc, vần cách...
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần ? Hãy chỉ rõ ranh giới và nội dung của từng phần ?
Khổ 1
Khổ 2
Khổ 3, 4, 5, 6
Khổ 7, 8

Tiếng gà trưa gợi kí ức tuổi thơ

Kỉ niệm về con gà mái mơ, mái vàng
Kỉ niệm về bà

Mơ ước của tuổi thơ và hiện tại

=> Cấu trúc chặt chẽ.
Đối với một tác phẩm văn học, nhan đề đóng một vai trò, vị trí như thế nào ? Từ đó em hãy cho biết tại sao Xuân Quỳnh lại đặt nhan đề bài thơ là "Tiếng gà trưa"? Nhan đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với bài thơ ?
Đối với một tác phẩm văn học, nhan đề đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó giống như một chiếc chìa khoá giúp chúng ta mở cánh cửa tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhan đề bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh là một ví dụ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục . cục tác cục ta "
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"

Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thật gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thật đó?
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục . cục tác cục ta "
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"

60
59
fhjuk
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian : 1 phút
Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, mà tâm trí của anh bộ đội chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa ?
58
57
56
55
54
53
52
51
50
49
48
47
46
45
44
43
42
41
40
39
38
37
36
35
34
33
32
31
30
29
28
27
26
25
24
23
22
21
20
19
18
17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Hết giờ
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian : 1 phút
Mỗi con người chúng ta thường gắn liền với một kỉ niệm nào đó. Đối với Xuân Quỳnh thì đó chính là tiếng gà trưa. Tiếng gà trưa gắn liền với những kỉ niệm của tuổi thơ. Nó như một nút khởi động được bất ngờ chạm vào, một sợi dây đàn chỉ cần chạm khẽ là vang vọng lên những gì sâu thẳm trong tâm hồn.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thật gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thật đó?
"Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng"
"Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng"
BÀI TẬP CŨNG CỐ
Câu 1: Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là "Tiếng gà trưa ?
Câu 2: Những kỉ niệm nào đã được hồi tưởng lại trong khổ thơ thứ 2 ?
- Hàng ngang thứ hai có 6 ô.
- Khi nghe tiếng gà trưa, trong lòng anh bộ đội đã thức dậy điều gì ?
- Hàng ngang thứ nhất có 4 ô.
- Anh bộ đội hành quân vào buổi nào trong ngày ?
- Hàng ngang thứ ba có 6 ô.
- Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào ?
- Hàng ngang thứ tư có 8 ô.
- Anh bộ đội đang làm gì bỗng nghe được tiếng gà trưa ?
- Hàng ngang thứ năm có 4 ô.
- Đây là một trong những mục đích chiến đấu của anh bộ đội ?
- Hàng ngang thứ sáu có 7 ô.
- Đây là con vật mà nhân vật trữ tình hồi tưởng lại trong khổ thơ thứ hai ?
- Hàng ngang thứ bảy có 7 ô.
- Trong khổ thơ thứ 2, tác giả đã so sánh lông con gà mái vàng như điều gì ?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Mạch cảm xúc của nhà thơ bắt nguồn từ điều gì ?
Khổ thơ thứ 2 đã gợi về những kỉ niệm nào ?
Học thuộc hai khổ đầu. Đọc kĩ các khổ thơ còn lại.
Soạn các câu 3, 4.
CHÚC CÁC THẦY GIÁO CÔ MẠNH KHOẺ.
CHÚC CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI.
GIỜ HỌC KẾT THÚC !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Pé Mảuko
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)