Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trọng | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô và các em
Đến dự tiết học hôm nay
Kiểm tra bàI cũ
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ

- Cảnh khuya
-Hồ Chí Minh-

-Phân tích bài thơ này.


Ngữ văn -Tiết 53:
BàI 13:
Tiếng gà trưa
( Tiết 1 )
-Xuân Quỳnh -
Kiến thức cần nhớ
Hoạt động của thầy và trò
I. Tác giả- Tác phẩm.
H: Qua phần chú thích * SGK
hãy nêu những hiểu biết của mình
về nhà thơ Xuân Quỳnh?
1. Tác giả:
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988 ), quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông , tỉnh Hà Tây.
- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong
nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

-Là hội viên hội nhà văn Việt Nam.

-Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với
bà nội .

-Tháng 2-1955 được tuyển vào
đoàn văn công TW làm diễn viên múa.
-1962-1964 : Học trường viết văn .

-Năm 1978 biên tập NXB Tác phẩm mới.
2. Tác phẩm:
H: Bài thơ "Tiếng gà trưa" được
ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Bài thơ được viết trong thời kì
đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
H: Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ nào?
-In trong tập thơ " Hoa dọc chiến
hào"(1968) của Xuân Quỳnh
Bài thơ là mạch nguồn cảm xúc từ
những điều bình dị, những kỉ
niệm thân thương của chính tác
giả bên người bà dấu yêu.
II. Đọc- Tìm hiểu chung.
1.Đọc:
Hướng dẫn đọc:

-Giọng đọc tình cảm như lời tâm sự.

-Chú ý cách ngắt nhịp: 3/2, 2/3, 1/2/2

-Nhấn mạnh điệp câu:Tiếng gà trưa.
2. Giải thích từ khó:
+ Lang mặt: Da mặt có những đám trắng loang lổ do bệnh lang ben
(bệnh ngoài da do một thứ nấm gây ra).
Trong dân gian xưa lưu truyền quan niệm cho rằng nhìn gà đẻ là
bị loang mặt.
+ Sương muối: Sương đông thành những hạt băng trắng xóa phủ trên mặt đất và cây cỏ , trông như muối, chỉ xuất hiện khi thời tiết rất lạnh , có hại đối với cây cối và loài vật.
+ Chéo go: Vải dày, trên mặt vải có những đường dệt chéo song song
với nhau theo bề ngang khổ vải.
+ Trúc bâu: Vải trắng dày, dệt bằng sợi bông thông thường.
3. Thể thơ:
H: Em có nhận xét gì về hình thức
của các câu thơ?
-Các câu thơ 5 tiếng xen kẽ các
câu ba tiếng.
-Vần được gieo ở cuối câu nhưng
không cố định và rất ít vần.
H: Vậy theo em bài thơ này được
viết theo thể thơ gì?
Thể thơ tự do trên nòng cốt là
thể thơ 5 tiếng.
4.Bố cục:
H: Bài thơ được chia làm mấy phần?
Em hãy nêu nội dung chính của từng
phần ?
Chia 3 phần
Phần 1: (Từ đầu đến nghe gọi về tuổi thơ)
Mở đầu là tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
Phần 2: ( Tiếp đến đi qua nghe sột soạt)
Tiếp theo là những kỉ niệm tuổi thơ được tiếng gà khơi dậy.
Phần 3: ( Đoạn còn lại )
Cuối cùng là những suy nghĩ từ tiếng gà trưa.
H: Trong những nội dung trên, nội dung nào được phản ánh
chân thực và xúc động nhất?
Nội dung nói về những kỉ niệm thân thương gắn liền với tiếng gà trưa.
H: Nhận xét ý nghĩa bức tranh minh họa cho văn bản Tiếng gà trưa?
Bức tranh vẽ hình người bà, con gà và quả trứng.Các hình ảnh này
làm sống lại kỉ niệm tuổi thơ của tác giả.
Thể hiện được linh hồn của văn bản.
III.Phân tích văn bản:

1.Tiếng gà trưa thức dậy
tình cảm làng quê.
H: Tiếng gà vọng vào tâm trí tác
giả trong thời điểm cụ thể nào?
Buổi trưa vắng , bên xóm nhỏ,
trên đường hành quân.
H:Tại sao trong vô vàn âm thanh của
làng quê tâm trí nhà thơ lại bị ám
ảnh bởi tiếng gà trưa?
-Tiếng gà là âm thanh gần gũi, quen
thuộc của làng quê, dự báo điều tốt
lành.
-Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để
có những quả trứng hồng tạo thành
niềm vui cho người nông dân cần cù ,
chịu khó.
H: Trên đường hành quân xa,
tiếng gà trưa đã gợi cảm giác gì
trong lòng người ra trận?
-Cảm thấy nắng trưa xao động
(vẻ đẹp của làng quê)


-Cảm thấy đôi chân đỡ mỏi
(thoải mái về tinh thần)


-Cảm thấy tuổi thơ hiện về
(đánh thức kí ức)
Tiếng gà trưa biểu tượng của
làng quê đã gắn bó thân thiết, khơi gợi biết bao cảm xúc chân thành tươi vui trong tâm trí nhà thơ.
H: Tại sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi cảm giác đó cho con người?
-Buổi trưa yên tĩnh, tiếng gà khua động không gian.

-Tiếng gà quê đem lại niềm vui cho con người , giúp con người đỡ vất vả.

-Gắn với kỉ niệm của tuổi thơ: những bộ quần áo mới, tình bà cháu thân thương.
H: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng điệp từ nào?
Điệp từ "nghe" được nhắc tới 3 lần.
H: Điệp từ ấy có tác dụng gì?
Con người ở đây không chỉ nghe
tiếng gà bằng thính giác mà còn nghe
bằng cả cảm xúc tâm hồn.
H: Qua đó thể hiện tình cảm gì của
tác giả đối với quê hương?
Tình làng quê thắm thiết
sâu nặng.
Văn bản:

Tiếng gà trưa (tiết 1)

Tác giả- tác phẩm

Đọc - Tìm hiểu chung.

*Thể thơ:
* Bố cục.
III. Phân tích văn bản.

1. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)