Bài 13. Tiếng gà trưa
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Thương |
Ngày 28/04/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tiết: 54
Bài: TIẾNG GÀ TRƯA
(Tiếp theo)
Xuân Quỳnh
Đọc và nêu nội dung
phần 2.
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ :
? Gắn liền với kỉ niệm ấu thơ là những hình ảnh nào.
- Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng.
- Hình ảnh người bà với những lo toan.
? Những con gà mái và những quả trứng hồng hiện lên qua những chi tiết nào.
Ổ rơm hồng những trứng.
Khắp mình hoa đốm trắng.
Lông óng như màu nắng.
? Những sắc màu của trứng và gà đã gợi tả vẻ đẹp riêng nào của cuộc sống làng quê.
Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị.
? Lời thơ : Này con gà mái như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ này có sức biểu hiện tình cảm con người với làng quê như thế nào.
Biểu hiện của tình cảm nồng hậu, gần gũi, thiêng liêng, sự gắn bó của con người với
gia đình và làng quê.
? Điệp từ này nói lên điều gì?
Điệp từ này chủ yếu gợi lại như là sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng, hân hoan, như kéo tuổi thơ xa xăm về với hiện tại bây giờ khiến người đọc như đang nhìn thấy trước mặt con gà mái mơ lông lốm đốm hoa trắng, con gà mái vàng lông màu nắng mặt đỏ tía hâm hia, cục ta cục tác sau khi làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn : đẻ ra những quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa.
? Trong âm thanh "Tiếng gà trưa", nhiều kỉ niệm tình bà cháu hiện về, đó là :
a) Lời bà mắng.
b) Cách bà chăm chút từng quả trứng.
c) Nỗi lo của bà.
d) Và niềm vui của cháu.
Hãy sắp xếp các câu thơ hợp với mỗi kỉ niệm trên.
a) Lời bà mắng:
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
b) Cách bà chăm chút từng quả trứng:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
c) Nỗi lo của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
d) Và niềm vui của cháu:
Ôi cái quần chéo go
Ông rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
? Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu.
? Cảm nghĩ của em về người bà, từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay.
- Lời mắng yêu -> bà muốn cháu xinh đẹp, hạnh phúc - tình cảm bà yêu cháu giản dị, sâu sắc.
- Cháu nhớ kỉ niệm này vì cảm nhận được tình yêu ấy của bà.
Người bà thôn quê chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
? Cảm nghĩ của em về người bà, từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay.
Người bà thôn quê chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
? Nỗi lo của người bà trong đoạn thơ này gợi lên cảm nghĩ gì trong em.
? Như thế, trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
Nỗi lo vì niềm vui của cháu -> giản dị, chân thật.
Nghèo nhưng hiền thảo; hết lòng vì cháu; chịu đựng, nhẫn nại và hi sinh.
Thảo luận tổ:
? 1. Những chắt chiu lo toan của bà được bù lại bằng niềm vui của cháu. Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu.
? 2. Tình bà cháu thể hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc hết sức bình thường. Nhưng tại sao tình cảm ấy lại thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu.
1. Tuổi thơ gắn với niềm vui bé nhỏ, trong lành ở gia đình và làng quê.
- Vui vì có quần áo mới nhưng vui vì tình cảm ấm áp bà dành cho.
- Áo quần bà sắm cho là vật bình thường nhưng không phải ai cũng có được nếu không có bà để yêu thương.
- Niềm vui ấy được tạo từ bao chắt chiu cần kiệm lo toan của bà.
=> Niềm vui thật thiêng liêng, không dễ gì quên được.
2. Vì đó là tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt.
- Đó còn là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người.
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm
tuổi thơ :
a- Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng :
Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị mà con người cảm thấy gần gũi thân thương để thêm gắn bó với gia đình,
làng quê.
b- Hình ảnh người bà với những lo toan :
Người bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng, nhẫn nại và hi sinh.
Lệnh : HS đọc và nêu nội dung phần còn lại.
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa :
? "Tiếng gà trưa" còn gợi cả những suy tư nào của con người? Hãy nêu dẫn chứng.
- Suy tư về hạnh phúc :
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay :
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ô trứng hồng tuổi thơ.
Thảo luận nhóm:
1. ? Vì sao con người có thể nghĩ rằng :
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc.
2. ? Như thế, trong giấc ngủ hồng những trứng, con người chỉ có thể mơ những điều gì.
3. ? Nhận xét ý nghĩa của từ vì được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ.
4. ? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là Vì tiếng gà cục tác. Ô trứng hồng tuổi thơ.
5. ? Khi chiến đấu vì Tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà và ổ trứng hồng, con người sẽ mang một tình yêu như thế nào đối với đất nước.
1. Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật, bình yên, no ấm.
Tiếng gà trưa làm thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương.
Đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những niềm yêu thương cho con người.
2. Mơ những điều tốt lành, những điều vui và hạnh phúc.
3. Khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả (Vì lòng yêu Tổ quốc) nhưng cũng hết sức bình thường (Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ).
4. Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật, thân thương, quý giá. Là biểu tượng hạnh phúc ở mỗi miền quê.
Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật, quý giá đó.
5. Tình yêu rộng lớn, sâu sắc và cao cả.
III. Đọc - hiểu ý nghĩa
văn bản:
? Văn bản Tiếng gà trưa là một bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc của lòng người. Theo em, ở văn bản này, những tình cảm sâu sắc nào của lòng người được bộc lộ.
Tình yêu loài vật, tình yêu bà.
Bao trùm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
? Bài thơ là một tấm lòng quê. Nhưng một tấm lòng quê như thế nào mới khiến ta xúc động và đồng cảm.
Cụ thể, thắm thiết, chân thật.
Văn bản này được tạo bằng nhiều chi tiết.
a) ? Theo em, có gì độc đáo trong các chi tiết được vận dụng ở văn bản này.
b) ? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu cho sự độc đáo đó.
a) Độc đáo ở tính chất tự nhiên, giản dị và gợi cảm của các chi tiết:
- Này con gà mái mơ... Lông óng như màu nắng.
- Có tiếng bà vẫn mắng... Lòng dại lo lắng.
- Ôi cái quần chéo go... Đi qua nghe sột soạt.
b) Độc đáo ở nghệ thuật tu từ điệp ngữ:
- Nghe (lặp lại 3 lần trong khổ 1).
Này (lặp lại 2 lần trong khổ 2).
Vì (lặp lại 4 lần trong khổ cuối).
III. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản:
Ghi nhớ / SGK / tr.151
IV. Luyện tập:
1. HS chọn học thuộc một đoạn 10 dòng thơ (tại lớp).
2. Phát biểu cảm nghĩ về người bà trong bài thơ.
Tiết: 54
Bài: TIẾNG GÀ TRƯA
(Tiếp theo)
Xuân Quỳnh
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ :
a- Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng :
Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị mà con người cảm thấy gần gũi thân thương để thêm gắn bó với gia đình, làng quê.
b- Hình ảnh người bà với những lo toan :
Người bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng, nhẫn nại và hi sinh.
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa :
- Suy tư về hạnh phúc chân thật, quý giá.
- Suy tư về cuộc chiến đấu vì mục đích cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
III. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản:
Ghi nhớ / SGK / tr.151
IV. Luyện tập :
BT 1, 2 / SGK / tr.151
Dặn dò :
Về nhà:
+ Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nghệ thuật, nội dung (+ Ghi nhớ).
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc, tìm hiểu bài “Điệp ngữ” / SGK / tr.152-153.
+ Chuẩn bị ý kiến phát biểu cho từng phần bài học.
TẠM BIỆT CÁC EM!
Bài: TIẾNG GÀ TRƯA
(Tiếp theo)
Xuân Quỳnh
Đọc và nêu nội dung
phần 2.
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ :
? Gắn liền với kỉ niệm ấu thơ là những hình ảnh nào.
- Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng.
- Hình ảnh người bà với những lo toan.
? Những con gà mái và những quả trứng hồng hiện lên qua những chi tiết nào.
Ổ rơm hồng những trứng.
Khắp mình hoa đốm trắng.
Lông óng như màu nắng.
? Những sắc màu của trứng và gà đã gợi tả vẻ đẹp riêng nào của cuộc sống làng quê.
Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị.
? Lời thơ : Này con gà mái như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ này có sức biểu hiện tình cảm con người với làng quê như thế nào.
Biểu hiện của tình cảm nồng hậu, gần gũi, thiêng liêng, sự gắn bó của con người với
gia đình và làng quê.
? Điệp từ này nói lên điều gì?
Điệp từ này chủ yếu gợi lại như là sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng, hân hoan, như kéo tuổi thơ xa xăm về với hiện tại bây giờ khiến người đọc như đang nhìn thấy trước mặt con gà mái mơ lông lốm đốm hoa trắng, con gà mái vàng lông màu nắng mặt đỏ tía hâm hia, cục ta cục tác sau khi làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn : đẻ ra những quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa.
? Trong âm thanh "Tiếng gà trưa", nhiều kỉ niệm tình bà cháu hiện về, đó là :
a) Lời bà mắng.
b) Cách bà chăm chút từng quả trứng.
c) Nỗi lo của bà.
d) Và niềm vui của cháu.
Hãy sắp xếp các câu thơ hợp với mỗi kỉ niệm trên.
a) Lời bà mắng:
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
b) Cách bà chăm chút từng quả trứng:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
c) Nỗi lo của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
d) Và niềm vui của cháu:
Ôi cái quần chéo go
Ông rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
? Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu.
? Cảm nghĩ của em về người bà, từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay.
- Lời mắng yêu -> bà muốn cháu xinh đẹp, hạnh phúc - tình cảm bà yêu cháu giản dị, sâu sắc.
- Cháu nhớ kỉ niệm này vì cảm nhận được tình yêu ấy của bà.
Người bà thôn quê chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
? Cảm nghĩ của em về người bà, từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay.
Người bà thôn quê chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
? Nỗi lo của người bà trong đoạn thơ này gợi lên cảm nghĩ gì trong em.
? Như thế, trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
Nỗi lo vì niềm vui của cháu -> giản dị, chân thật.
Nghèo nhưng hiền thảo; hết lòng vì cháu; chịu đựng, nhẫn nại và hi sinh.
Thảo luận tổ:
? 1. Những chắt chiu lo toan của bà được bù lại bằng niềm vui của cháu. Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu.
? 2. Tình bà cháu thể hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc hết sức bình thường. Nhưng tại sao tình cảm ấy lại thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu.
1. Tuổi thơ gắn với niềm vui bé nhỏ, trong lành ở gia đình và làng quê.
- Vui vì có quần áo mới nhưng vui vì tình cảm ấm áp bà dành cho.
- Áo quần bà sắm cho là vật bình thường nhưng không phải ai cũng có được nếu không có bà để yêu thương.
- Niềm vui ấy được tạo từ bao chắt chiu cần kiệm lo toan của bà.
=> Niềm vui thật thiêng liêng, không dễ gì quên được.
2. Vì đó là tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt.
- Đó còn là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người.
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm
tuổi thơ :
a- Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng :
Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị mà con người cảm thấy gần gũi thân thương để thêm gắn bó với gia đình,
làng quê.
b- Hình ảnh người bà với những lo toan :
Người bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng, nhẫn nại và hi sinh.
Lệnh : HS đọc và nêu nội dung phần còn lại.
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa :
? "Tiếng gà trưa" còn gợi cả những suy tư nào của con người? Hãy nêu dẫn chứng.
- Suy tư về hạnh phúc :
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay :
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ô trứng hồng tuổi thơ.
Thảo luận nhóm:
1. ? Vì sao con người có thể nghĩ rằng :
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc.
2. ? Như thế, trong giấc ngủ hồng những trứng, con người chỉ có thể mơ những điều gì.
3. ? Nhận xét ý nghĩa của từ vì được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ.
4. ? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là Vì tiếng gà cục tác. Ô trứng hồng tuổi thơ.
5. ? Khi chiến đấu vì Tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà và ổ trứng hồng, con người sẽ mang một tình yêu như thế nào đối với đất nước.
1. Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật, bình yên, no ấm.
Tiếng gà trưa làm thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương.
Đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những niềm yêu thương cho con người.
2. Mơ những điều tốt lành, những điều vui và hạnh phúc.
3. Khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả (Vì lòng yêu Tổ quốc) nhưng cũng hết sức bình thường (Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ).
4. Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật, thân thương, quý giá. Là biểu tượng hạnh phúc ở mỗi miền quê.
Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật, quý giá đó.
5. Tình yêu rộng lớn, sâu sắc và cao cả.
III. Đọc - hiểu ý nghĩa
văn bản:
? Văn bản Tiếng gà trưa là một bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc của lòng người. Theo em, ở văn bản này, những tình cảm sâu sắc nào của lòng người được bộc lộ.
Tình yêu loài vật, tình yêu bà.
Bao trùm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
? Bài thơ là một tấm lòng quê. Nhưng một tấm lòng quê như thế nào mới khiến ta xúc động và đồng cảm.
Cụ thể, thắm thiết, chân thật.
Văn bản này được tạo bằng nhiều chi tiết.
a) ? Theo em, có gì độc đáo trong các chi tiết được vận dụng ở văn bản này.
b) ? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu cho sự độc đáo đó.
a) Độc đáo ở tính chất tự nhiên, giản dị và gợi cảm của các chi tiết:
- Này con gà mái mơ... Lông óng như màu nắng.
- Có tiếng bà vẫn mắng... Lòng dại lo lắng.
- Ôi cái quần chéo go... Đi qua nghe sột soạt.
b) Độc đáo ở nghệ thuật tu từ điệp ngữ:
- Nghe (lặp lại 3 lần trong khổ 1).
Này (lặp lại 2 lần trong khổ 2).
Vì (lặp lại 4 lần trong khổ cuối).
III. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản:
Ghi nhớ / SGK / tr.151
IV. Luyện tập:
1. HS chọn học thuộc một đoạn 10 dòng thơ (tại lớp).
2. Phát biểu cảm nghĩ về người bà trong bài thơ.
Tiết: 54
Bài: TIẾNG GÀ TRƯA
(Tiếp theo)
Xuân Quỳnh
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ :
a- Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng :
Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị mà con người cảm thấy gần gũi thân thương để thêm gắn bó với gia đình, làng quê.
b- Hình ảnh người bà với những lo toan :
Người bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng, nhẫn nại và hi sinh.
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa :
- Suy tư về hạnh phúc chân thật, quý giá.
- Suy tư về cuộc chiến đấu vì mục đích cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
III. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản:
Ghi nhớ / SGK / tr.151
IV. Luyện tập :
BT 1, 2 / SGK / tr.151
Dặn dò :
Về nhà:
+ Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nghệ thuật, nội dung (+ Ghi nhớ).
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc, tìm hiểu bài “Điệp ngữ” / SGK / tr.152-153.
+ Chuẩn bị ý kiến phát biểu cho từng phần bài học.
TẠM BIỆT CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Thương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)