Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 28/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh).
Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ.
Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh và thể thơ năm chữ.
Đọc và tìm hiểu từ khó.
Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm trong tâm hồn người chiến sĩ.

Nhà thơ xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viena (Áo).
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Chú ý từ khó:
Gà mái mơ : gà mái lông màu hóa mơ, vàng nhạt xen lốm đốm trắng.

- Chắt chiu : dành dụm từng chút và kiên trì.

- Gà toi : gà dây, chết vì các bệnh, các dịch khác nhau.
Chú ý cách đọc:
- Nhịp : 3/2, 2/3; Nhấn mạnh điệp câu - điệp ngữ: Tiếng gà trưa ở đầu các đoạn 2, 3, 4, 7.
- Giọng đọc : Vui, hồ hỡi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ - trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê.

Bố cục: (3 phần)

Khổ 1: Tiếng gà trên đường hành quân.
Khổ 2 – 6: Tiếng gà gọi về kỉ niệm tuổi thơ.
Khổ 7 -8: Tiếng gà khơi dậy những suy tư.



Thể thơ:
- Thơ năm tiếng xen kẽ ba tiếng.
- Gieo vần ở cuối câu nhưng không cố định và tương đối ít vần.
Thể thơ tương đối tự do nhưng nòng cốt là năm chữ.
Văn biểu cảm.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục … cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ




















Nghe
xao động
nắng trưa
bàn chân
đỡ mỏi
gọi
về tuổi
thơ
ThờI gian
buổi
trưa nắng
bên
xóm
nhỏ
trên
đường
hành
quân
tiếng
gà nhảy ổ
: “Cục
… cục
tác cục ta”
TIẾNG GÀ TRƯA
Địa điểm
Hoàn cảnh
Thảo luận:
Trong vô vàn âm thanh của làng quê, vì sao chỉ tiếng gà ám ảnh người chiến sĩ và làm người chiến sĩ nghe được nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi và tuổi thơ hiện về?
Buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian.

Tiếng gà dự báo điều tốt lành, đem lại niềm vui cho con người, có thể giúp con người vơi đi nỗi vất vả.

Tiếng gà gợi về kỉ niệm thuở ấu thơ.
Dặn dò :

- Học thuộc lòng khổ thơ đầu. Nắm nghệ thuật, nội dung.

- Đọc và tìm hiểu bài thơ "Tiếng gà trưa" (từ khổ 2 đến hết bài ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)