Bài 13. Tiếng gà trưa

Chia sẻ bởi Trần Việt Cường | Ngày 28/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Tiếng gà trưa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TIẾNG GÀ TRƯA
-XUÂN QUỲNH-
I-TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988).
- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, tha thiết, giàu nữ tính.
- Thường viết về những tình cảm bình dị, gần gũi.
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Trích trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung
a. Cảm hứng của tác giả và mạch cảm xúc của bài thơ
- “Tiếng gà trưa”: khơi gợi cảm hứng cho tác giả.
- Mạch cảm xúc : từ hiện tại về quá khứ, từ hiện tại đến tương lai.
Rung động tình cảm trong lòng người lính trẻ
Gợi về kỉ niệm
tuổi thơ
Hiện tại
Quá khứ
Tương lai
Tiếng gà trưa
Động lực của người lính hôm nay
b. Hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ
-Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và trứng hồng đẹp như tranh.
-> Màu sắc tươi sáng, gợi cuộc sống êm đềm
-Kỉ niệm tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà đông đầy yêu thương, tảo tần, chắt chiu từng quả trứng, đàn gà, mong trời đừng sương muối
-Ước mơ có quần áo mới đi vào trong giấc ngủ
-> Mơ được ấm no, hạnh phúc.
=> Những kỉ niệm bình dị, gắn bó thân thương.
c. Tâm niệm của người chiến sĩ
-Điệp từ “vì” nhấn mạnh nguyên nhân và mục đích chiến đấu.
-Ước mơ hiện tại: chiến đấu để biến giấc mơ tuổi thơ thành hiện thực.
-> Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị: yêu xóm làng, gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ.

d. Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu
- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi trách mắng cũng vì tình yêu thương (gà đẻ...lang mặt).
- Chịu thương, chịu khó, tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo (tay bà...chắt chiu, bà lo...sương muối)
- Bà dành trọn vẹn tình yêu thương, chăm lo cho cháu: dành dụm chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới.

 
 Một người bà hiền hậu, hết mực yêu thương cháu.
 Kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.
III-TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
Thể thơ biến đổi linh hoạt.
Hình ảnh giản dị, đời thường.
Điệp ngữ gợi hình, gợi cảm.
2. Ý nghĩa
Tình yêu bà, yêu làng quê.
Tình yêu đất nước giản dị và sâu sắc.
1
2
3
4
5
6
CÂU 1: BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA” ĐƯỢC TRÍCH TRONG TẬP THƠ NÀO?

A: HOA DỌC CHIẾN HÀO
B: CHỒI BIẾC
C: HOA CỎ MÂY
CÂU 2: CẢM HỨNG CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC KHƠI GỢI TỪ VIỆC GÌ?
A.Ổ trứng gà
B.Con gà mái mơ
C.Tiếng gà trưa
CÂU 3: LÍ DO KHIẾN NGƯỜI BÀ MẮNG YÊU TÁC GIẢ
A. Xem trộm gà đẻ
B. Ăn cắp trứng
C. Cả A và B
CÂU 4: VÌ SAO TIẾNG GÀ TRƯA LẠI GỢI CẢM HỨNG CHO TÁC GIẢ?
A. Vì tiếng gà quá to
B. Vì tiếng gà cục tác vào buổi trưa
C. Vì tiếng gà gắn với những kỉ niệm tuổi thơ
CÂU 5: TỪ “VÌ” ĐƯỢC NHẮC LẠI NHIỀU LẦN VÌ MỤC ĐÍCH GÌ?
A. Nhấn mạnh nguyên nhân và mục đích
B. Nhấn mạnh tiếng gà trưa
C. Nhấn mạnh hình ảnh ổ trứng hồng
CÂU 6:NHỮNG GAM MÀU TƯƠI SÁNG TRONG BÀI THƠ GỢI LÊN ĐIỀU GÌ ?
A. Cuộc sống êm đềm, ấm áp
B. Dự cảm về tương lai nhiều bất trắc
C. Màu sắc quần áo mà bà đã mua từ tiền bán gà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)