Bài 13. Phản ứng hoá học
Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Hào |
Ngày 23/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phản ứng hoá học thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục đào tạo Việt Trì
* * * * *
Giáo án điện tử
Hoá học lớp 8
Tiết 18 - phản ứng hoá học
Người thực hiện: Bùi Ngọc Hào
Trường trung học cơ Văn lang
Tiết 18.Bài 13: phản ứng hoá học
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
*Học sinh hiểu được phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác: chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất tạo ra.
*HS hiểu bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử , làm cho phân tử này biến dổi thành phân tủ khác
*HS biết điều kiện để có phản ứng hoá học xảy ra
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết phương thình chữ (biết xác định chất phản ứng,chất sản phẩm)
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Phương pháp:Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan
2. Chuẩn bị:
GV:-Tranh vẽ sơ đồ H2.5
-Hoá chất Zn, ddHCl,ddNa2SO4,,,dd BaCl2
-Dụng cụ : ống nghiệm, kep gỗ, đèn cồn, muỗng sắt.
- Phân chia lớp làm 7 nhóm.
III. Tiến trình bài giảng:
A.Tổ chức: 8
B. Kiểm tra: (theo câu hỏi)
C. Bài mới: Giói thiệu bài mới
Kiểm tra:
1.Trong số những quá trình dưới đây,đâu là hiện tượng vật
lí ? đâu là hiện tượng hoá học? Giải thích ?
a, Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc(khí lưu huỳnh đioxit).
b,Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c, Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d, Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
2 - Hiện tượng vật lí là gì ?
- Hiện tượng hoá học là gì ?(cho mỗi loại một ví dụ)?
Bài tập 2(SGK tr 47)
*Hiện tượng vật lí là: b ,d vì không có chất mới được tạo thành.
*Hiện tượng hoá học là: a,c vì có sinh ra chất mới.
- ở hiện tượng a: -Chất ban đầu: Lưu huỳnh,khí oxi.
-Chất mới: Lưu huỳnh đi oxit.
- ở hiện tượng c: -Chất ban đầu: Canxi cacbonat.
-Chất mới sinh ra:Canxi oxit và khí cacbon đioxit.
Tiết 18.Bài 13: phản ứng hoá học
I- Định nghĩa:
-Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học
+Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng (chất tham gia)
+Chất mới sinh ra là sản phẩm (hay chất tạo thành)
-Cách ghi phản ứng hoá học:
Tên các chất phản ứng
Tên các sản phẩm
Tiết 18.Bài 13: phản ứng hoá học
I- Định nghĩa:
-Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học
+Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng (chất tham gia)
+Chất mới sinh ra là sản phẩm (hay chất tạo thành)
-Cách ghi phản ứng hoá học:
Tên các chất phản ứng
Tên các sản phẩm
Lưu huỳnh + Sắt
Sắt (II) sunfua
Nước + Than
Đường
Tiết 18.Bài 13: phản ứng hoá học
I- Định nghĩa:
Hãy làm thí nghiệm : Cho 1ml dung dịch Bari clorua vào ống nghiệm chứa 1ml dung dich Natri sunfat, Nhận xét hiện tượng, cho biết đó có phải là hiện tượng hoá học không?
. Viết phương trình chữ cho phản ứng hoá học trên: Biết sau phản ứng thu được Bari sunfat(màu trắng) không tan và dung dịch Natri clorua
Bari clorua + Natri sunfat
Bari sunfat + Natri clorua
Theo hình 2.5:
1, Trước phản ứng (Hình a): Những nguyên tử nào liên kết với nhau?
2, Trong quá trình phản ứng(hình b):Các nguyên tử có liên kết với nhau không ?
3, Sau phản ứng (hình c):Các nguyên tử liên kết với nhau thế nào?có phân tử nào tạo thành ?
4, Trước phản ứng,trong quá trình phản ứng và sau phản ứng: số nguyên tử H và số nguyên tử O có giữ nguyên không ?
5, Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ?
1, Trước phản ứng (Hình a): Những nguyên tử Hiđro liên kết với nhau,ng.tử Oxi liên kết với nhau.
2, Trong quá trình phản ứng(hình b):Các nguyên tử tách rời nhau(số lượng nguyên tử không đổi).
3, Sau phản ứng (hình c):Các nguyên tử Oxi liên kết với ng.tử nguyên tử Hiđro(cứ 2H liên kết với O)
4, Trước phản ứng,trong quá trình phản ứng và sau phản ứng: số nguyên tử H và số nguyên tử O vẫn giữ nguyên (2Hvà 4O)
5, Các phân tử trước PƯ là O2 và H2 sau phản ứng là H2O
Đáp án:
H2 O2 H2O
a, b, c,
Hình 2.5: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa
khí hiđro và khí oxi tạo ra nước
H2 O2 H2O
a, b, c,
Hình 2.5: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa
khí hiđro và khí oxi tạo ra nước
N
N
H
H
H
H
H
H
a, b, c,
H2 N2 NH3
Hình bài 1(SGK tr60): Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa
khí Nitơ (N2) và khí Hiđro (H2) tạo ra Amoniac (NH3)
a, b, c,
H2 N2 NH3
Hình bài 1(SGK tr60): Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa
khí Nitơ (N2) và khí Hiđro (H2) tạo ra Amoniac (NH3)
N
N
H
H
H
H
H
H
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
(hay chất này biến đổi thành chất khác)
III-Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?
1. Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau (Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ dàng )
2. Một số phản ứng cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, tuỳ mỗi phản ứng cụ thể
3. Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác(kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau phản ứng kết thúc)
Bài tập 1:Em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ A,B,C hoặc D trước phương án đúng:
Câu 1: Diễn biến của phản ứng hoá học gồm:
A. 2 giai đoạn. C. 1 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn. D. Cả A, B, C sai.
Câu 2: Khi cho phản ứng giữa bột sắt và bột lưu huỳnh để tạo thành sắt (II) sunfua, điều kiện để phản ứng xảy ra là:
A. Bột sắt được tiếp xúc với bột lưu huỳnh.
B. Đun nóng hỗn hợp đến nhiệt độ nhất định.
C. Cho thêm chất xúc tác.
D. Cả A, B đúng.
Bài tập 2:
Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy cho các hiện tượng hoá học sau:
a, Lưu huỳnh cháy trong không khí(phản ứng với oxi) tạo ra chất khí mùi hắc(khí Lưu huỳnh đioxit).
b, Trong lò nung đá vôi Canxi cacbonat chuyển dần thành Canxi oxit (vôi sống) và khí cacbon đioxit thoát ra ra ngoài.
Về nhà:
*Học bài theo các mục I,II và III
*Làm bài tập1,2,3,4,6 (SGK tr 50-51)và bài 13.2, 13.3(SBT)
Bài 3: Xác định được chất phản ứng, chất sản phẩm đúng(chất phản ứng: parafin,khí oxi. Chất sản phẩm: Cacbon đioxit và nước)
Bài 6: Xác định được chất tham gia phản ứng, chất sản phẩm của phản ứng.
Theo hình 2.5:
1, Trước phản ứng (Hình a): Những nguyên tử nào liên kết với nhau? .........................................................................................................................................................................
2, Trong quá trình phản ứng(hình b):Các nguyên tử có liên kết với nhau không ?........................................................................................................................................................................
3, Sau phản ứng (hình c):Các nguyên tử liên kết với nhau thế nào?có phân tử nào tạo thành ?.......................................................................................................................................................................
4, Trước phản ứng,trong quá trình phản ứng và sau phản ứng: số nguyên tử H và số nguyên tử O có giữ nguyên không ? .............................................................................................................................................
5, Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ?..........................................................................................................................................................................
Bài tập 1:Em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ A,B,C hoặc D trước phương án đúng:
Câu 1: Diễn biến của phản ứng hoá học gồm:
A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 1 giai đoạn. D. Cả A, B, C sai.
Câu 2: Khi cho phản ứng giữa bột sắt và bột lưu huỳnh để tạo thành sắt (II) sunfua, điều kiện để phản ứng xảy ra là:
A. Bột sắt được tiếp xúc với bột lưu huỳnh. B. Đun nóng hỗn hợp đến nhiệt độ nhất định.
C. Cho thêm chất xúc tác. D. Cả A, B đúng.
Bài tập 2: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy cho các hiện tượng hoá học sau:
a, Lưu huỳnh cháy trong không khí(phản ứng với oxi) tạo ra chất khí mùi hắc(khí Lưu huỳnh đioxit).
b, Trong lò nung đá vôi Canxi cacbonat chuyển dần thành Canxi oxit (vôi sống) và khí cacbon đioxit thoát ra ra ngoài.
Phiếu học tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Ngọc Hào
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)