Bài 13. Phản ứng hoá học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phi Nhạn | Ngày 23/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phản ứng hoá học thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

GIÁO VIÊN
PHAN MẾN
BÀI 13 TIẾT 18

PHẢN ỨNG HÓA HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Phản ứng hóa học là gì ? Cho ví dụ
Trong phản ứng hóa học em có nhận xét gì về sự thay đổi khối lượng của các chất


Trả lời :
Phản ứng hóa học là qúa trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
Ví dụ : Đường cháy tạo thành than và nước
Nhận xét :
Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất tạo thành bằng tổng khối lượng các chất tham gia.
Làm thế nào để biết phản ứng hóa học xảy ra ?
Sau đây chúng ta tìm hiểu về cách nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA
Dựa vào một trong các dấu hiệu sau :
Thí nghiệm 1:
Cho mẩu FeS vào dung dịch HCl . Quan sát, nhận xét.
Viết sơ đồ phản ứng.



Nhận xét :
Khi phản ứng xảy ra ta thấy sinh ra chất khí có mùi khó ngửi như mùi trứng thối.
Sơ đồ phản ứng :

Sắt sunfua + axit clohydric

sắt clorua + khí hydrosunfua
( có mùi thối)
Thí nghiệm 2:
Cho kẽm vào dung dịch HCl ( kẽm dư) Quan sát phản ứng. Viết sơ đồ phản ứng.


Nhận xét :
Thấy có bọt khí sinh ra, ống nghiệm đựng hóa chất phản ứng nóng lên
Sơ đồ phản ứng :

sắt + axit clohydric

sắt clorua + khí hydro

Thí nghiệm 3 :
Nhỏ từng giọt axit sunfuric vào dung dịch bari clorua, tạo thành bari sunfat và axit clohydric
Quan sát, nhận xét. Viết sơ đồ phản ứng.

Nhận xét :
Khi nhỏ từng giọt axit sunfuric vào dung dịch bari clorua, dung dịch trong suốt xuất hiện màu trắng sữa (bari sunfat)

Sơ đồ phản ứng :

axit sunfuric + bari clorua

bari sunfat + axit clohydric
( trắng sữa)

Từ 3 hiện tượng trên em có nhận xét gì về sự biến đổi của từng trường hợp ?




Nhận xét :
+ Phản ứng TN 1 có mùi xuất hiện
+ Phản ứng TN 2 có khí sinh ra, có nhiệt tạo thành
+ Phản ứng TN 3 có màu thay đổi
Vậy muốn nhận biết phản ứng hóa học người ta dựa vào dấu hiệu nào ?


Nhận biết phản ứng hóa học dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
+ Có mùi xuất hiện
+ Có nhiệt sinh ra
+ Có sự thay đổi màu

Luyện tập
Bài tập số 3 trang 50 SGK
Bài tập số 5, 6 trang 51 SGK


Bài tập số 3 trang 50 SGK

Hơi nến cháy trong không khí khí cacbonic + hơi nước


Bài tập số 5 trang 51 SGK


Axit clohydric + canxi cacbonat
Canxi clorua + khí cacbonic + Hơi nước



Bài tập số 6 trang 51 SGK

Than + khí oxi ( trong không khí)
Khí cacbonic
Học bài " Phản ứng hóa học "
Làm bài tập 13.6 ; 13.8 trang 17 SBT
Soạn bài : Bài thực hành số 3
" DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC "

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phi Nhạn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)