Bài 13. Phản ứng hoá học

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 23/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phản ứng hoá học thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
GIÁO ÁN HOÁ HỌC LỚP 8 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Người thực hiện : Phạm Duy Hiển Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1:
Trong các hiện tượng sau , hiện tượng nào là hiện tượng hoá học .
a. Than cháy trong không khí tạo thành khí cacbonic
b. Than đá nghiền và trộn với mùn cưa để làm than tổ ong
c. Than đá bị chôn vùi trong lòng đất ở nhiệt độ và áp suất cao biến đổi thành kim cương
d. Sắt bị gỉ chuyển thành một chất màu đỏ nâu
e. Trong lò nung đá vôi, caxicacbonat chuyển dần thành vôi sống và khi cacbonic
g. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
Học sinh 2:
Khi đốt đèn dầu hoả , dầu thấm vào bấc . Sau đó dầu hoả chuyển thành hơi .Hơi dầu cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước .( hơi nước ở nhiệt độ cao đã bay hơi nên ta không nhìn thấy) Em hãy phân tích và chỉ ra ở gian đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lý , giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hoá học ? Trả lời : Hiện tượng vật lý : dầu thấm vào bấc ; sau đó chuyển thành hơi . Hiện tượng hoá học : hơi dầu cháy trong không khí tạo ra khi cacbonic và nước Làm thí nghiệm : Quan sát thí nghiệm
Khi đốt Oxi với hiđro thì hiện tượng nào đã xảy ra ? Làm thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm natri tác dụng với nước
Định nghia
Định nghĩa:
Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học . Cách ghi : Tên chất tham gia phản ứng --------- > Tên sản phẩm Ví dụ : Hiđro + oxi ------------ > nước Đọc là hiđro tác dụng với oxi tạo ra nước Diẽn biến của phản ứng
Tìm hiểu sơ đồ phản ứng: Phản ứng giưa Hiđro với oxi
Tìm hiểu sơ đồ phản ứng hoá học của một số chất : Phản ứng giưa nitơ với oxi
Tìm hiểu sơ đồ phản ứng hoá học: Các khái niệm
Nhận xét : - Trước phản ứng các nguyên tử H liên kết với nhau ; các nguyên tử O liên kết với nhau - Sau phản ứng 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O - Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H , nguyên tử O là không đổi - Trước phản ứng các phân tử là đơn chất , sau phản ứng chất thu được là hợp chất Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác . Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?
Bề mặt tiếp xúc: Quan sát các phản ứng hoá học
Quan sát khi phản ứng xảy ra ,các nguyên tử nào tham gia phản ứng ? phân tử nào không tham gia phản ứng ? Bề mặt tiếp xúc: Quan sát thí nghiệm 2
Cùng khối lượng chất như nhau , điều kiện phản ứng như nhau , nhưng có bề mặt tiếp xúc khác nhau , hãy xem phản ứng hoá học ở lọ thuỷ tinh nào xảy ra nhanh hơn ? Nhiệt độ nào đó : Quan sát các thí nghiệm
Dây sắt ở điều kiện bình thường xảy ra phản ứng với oxi trong không khí là rất chậm , Nhưng khi đốt nóng dây sắt lên và cho tác dụng với oxi thì phản ứng xảy ra thế nào ? Nhiệt độ nào đó: Thí nghiệm phân huỷ đường
Ở điều kiện bình thường , đường không bị phân huỷ . Nhưng khi đun nóng lên thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? Chất xúc tác:
Quan sát thí nghiệm sau , cho biết chất xúc tác có vai trò gì trong phản ứng hoá học . Áp suất của môi trường:
Trong thí nghiệm sau , khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng hoá học xảy ra thế nào ? Kết luận:
Phản ứng hoá học xảy ra khi : - Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng nhanh - Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó thì phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn - Một số phản ứng hoá học cần có mặt chất xúc tác - Môi trường có áp suất cao thì phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ?
Nhắc lại một số thí nghiệm:
Hãy cho biết các phản ứng hoá học sau trong quá trình xảy ra có hiện tượng gì ? + Phản ứng phân huỷ đường Đường từ màu trắng chuyển dần sang màu đen ,có xuất hiện hơi nước trên thành ống nghiệm . + Phản ứng sắt tác dụng với oxi Phát sáng dữ dội và toả nhiều nhiều nhiệt . Để nhận biết các PƯHH xảy ra ta có thể thường dựa vào màu sắc , nhiệt độ , tạo thành chất khí , tạo thành chất rắn không tan ... Bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà
Bài tập 1:
Điền các từ hoặc các cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho thích hợp .
||Phản ứng hoá học|| là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác . Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ||chất tham gia|| , còn ||chất|| mới sinh ra là ||sản phẩm|| .Trong quá trình phản ứng ||lượng chất tham gia|| giảm dần , ||lượng sản phẩm|| tăng dần . Bài tập 2:
Nước vôi ( có chất canxi hiđroxit) được quét lên tường sau một thời gian sau đó sẽ khô và hoá rắn. ( chất rắn là canxi câcbont) . Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hoá học đã xảy ra ?
Nước vôi
quét lên tường
khô và hoá rắn
Không có dấu hiệu nào
Bài tập 3:
Cho kẽm tác dụng với axit clohiđric tạo thành khí hiđro và kẽm clorua . Trong các cách viết phương trình chữ của phản ứng , cách viết nào sau đây là đúng ?
Kẽm + kẽm clorua ------ > Khí hiđro + axit clohiđric
Khí hiđro + kẽm clorua ------ > kẽm + axit clohiđric
Kẽm + axit clohiđric ------ > Khí hiđro + kẽm clorua
axit clohiđric + kẽm clorua ------ > Khí hiđro + kẽm
Hướng dẫn về nhà :
- Học định nghĩa về phản ứng hoá học - Tìm hiểu điều kiện để phản ứng xảy ra và cách nhận biết phản ứng đã xảy ra . - Làm các bài tập 13.2 đến 13.7 trong SBT hoá học .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)