Bài 13. Phản ứng hoá học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh | Ngày 23/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phản ứng hoá học thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

TIếT 18: PHảN ứNG HóA HọC
TậP THể LớP 8B TRƯờNG THCS XI MĂNG CHàO MừNG THầY CÔ Về Dự GIờ
HóA HọC 8
1. Em hãy phân biệt hiện tượng vật lý với hiện tượng hoá học ?
* Hiện tượng vật lý: Chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
* Hiện tượng hóa học: Chất biến đổi có tạo ra chất khác.
KIểM TRA BàI Cũ
2. Cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hoá học.
a. Lưu huỳnh cháy trong khí oxi tạo ra khí lưu huỳnh dioxit có mùi hắc.
Hiện tượng hoá học
b. Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c. Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d. Cồn để trong lọ bị bay hơi.
Hiện tượng vật lý
Hiện tượng hoá học
Hiện tượng vật lý
 Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học
* Chất ban đầu, bị biến đổi là chất phản ứng.
* Chất mới sinh ra là sản phẩm.
I. Định nghĩa:
* Thế nào là phản ứng hóa học?
Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ như sau :
Tên các chất phản ứng
tên các sản phẩm
bài 13-tiết 18: phản ứng hóa học
Thí dụ: Phương trình chữ của phản ứng ở thí nghiệm 1.tr45.
I. Định nghĩa:
 Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
Đọc: Lưu huỳnh tác dụng (phản ứng) với Sắt tạo thành Sắt (II) sunfua.
bài 13-tiết 18: phản ứng hóa học
Lưu huỳnh + Sắt
(Chất tham gia )
Sắt (II) sunfua
(Chất tạo thành)
Bài tập 1: Viết phương trình chữ của các phản ứng hoá học sau:
a. Đốt nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit
b. Điện phân nước thu được khí hiđro và khí oxi
c. Kẽm tác dụng với axit clohidric tạo thành kẽm clorua và khí hidro.
Nhôm + oxi
Nhôm oxit
Kẽm + axit clohidric
Kẽm clorua + hidro
Nước
Hidro + oxi
Mô hình tượng trưng diễn biến của phản ứng hoá học giữa khí hiđro và oxi.
II. Diễn biến của phản ứng hoá học:
1.Diễn biến:
O2
H2
O
O
H
H
H
H
Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
o
H2
H2O
O2
Thảo luận nhóm theo sơ đồ hình 2.5 và cho biết:
Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?
Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?
So sánh số nguyên tử hidro và oxi trước và sau phản ứng?
Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
Kết quả:
- Trước phản ứng(h.a): 2 ng/tử hiđrô liên kết với nhau tạo thành 1p/tử hiđrô; 2 ng/tử oxi liên kết với nhau tạo thành 1p/tử oxi.
- Trong phản ứng: số ng/tử oxi và hiđrô ở(b)bằng số ng/tử hiđrô và oxi ở(a).
- Sau p/ứ có các p/tử nước được tạo thành;trong đó 2 ng/tử hiđrô liên kết với 1 ng/tử oxi.
- Liên kết giữa các ng/tử thay đổi; số ng/tử mỗi loại không thay đổi. Nguyên tử được bảo toàn.
“Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
2. Kết luận:
II. Diễn biến của phản ứng hoá học:
1. Diễn biến:
Nêu kết luận của diễn biến hóa học?
III.Khi nào thì phản ứng hóa học xảy ra?
Kết luận: Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng có trường hợp cần chất xúc tác…
Kết hợp thông tin SGK và quan sát thí nghiệm sau các em cho biết muốn p/ứ hóa học xảy ra ,nhất thiết phải có điều kiện gì?
1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
* Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là .................................... Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là……………………… , chất mới sinh ra là ……………
* Trong quá trình phản ứng, lượng chất ............... giảm dần, lượng chất ……………tăng dần.
phản ứng hoá học
chất phản ứng
sản phẩm
phản ứng
sản phẩm
BàI TậP
2. Sơ đồ phản ứng giữa Magie và Axit clohiđric tạo ra Magie clorua và khí Hiđro như sau:
- Viết phương trình chữ của phản ứng?
- Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?
- Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?
BàI TậP
BàI TậP
3. Trong phản ứng hóa học hãy cho biết:
a. Hạt vi mô nào được bảo toàn, hạt vi mô nào có thể bị chia nhỏ ra?
b. Vì sao có sự biến đổi phân tử này thành phân tử khác?
c. Nguyên tử có thể bị chia nhỏ hay không?
Hạt nguyên tử được bảo toàn, hạt phân tử còn có thể bị chia nhỏ ra.
Do có sự phá vỡ các phân tử ban đầu để xếp lại thành các phân tử khác.
Nguyên tử có thể bị chia thành các hạt dưới nguyên tử đó là các hạt electron,proton,nơtron.
 Về nhà :
Học bài
Làm bài tập 2, 3 ,4 trang 50 SGK
Chuẩn bị phần IV của bài phản ứng hóa học.
Đọc bài đọc thêm trang 51 SGK
BÀI HỌC KẾT THÚC

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)