Bài 13. Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Chia sẻ bởi Dương Trúc Quỳnh |
Ngày 09/05/2019 |
170
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
1. Khái niệm :
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2. Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học:
* Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm tạo nên.
- Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm.
II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI:
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.
Yêu cầu luyện nói
Nội dung nói
Tác phong nói
- Trình bày tình cảm, cảm xúc của mình đối với nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo dàn bài đã chuẩn bị.
- Chọn vị trí đứng phù hợp khi thuyết trình.
Ngôn ngữ rõ ràng, phát âm đúng, âm lượng vừa phải, kết hợp cử chỉ điệu bộ, thể hiện được cảm xúc.
Có nghi thức thưa gửi khi mở đầu và kết thúc.
ĐỀ 1: DÀN BÀI
A. MB: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, ấn tượng, cảm xúc chung về tác phẩm.
B.TB: Bài thơ tả cảnh trăng sáng về khuya, sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của Bác.
* Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm trăng sáng về khuya nơi núi rừng Việt Bắc.
- Nghệ thuật so sánh độc đáo “tiếng suối” với “tiếng hát”: Âm thanh tiếng suối trong trẻo, ấm áp, gần gũi với con người.
Điệp từ “lồng”: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình khối.
Bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
* Hai câu thơ cuối: Say mê trước vẻ đẹp đêm trăng và tâm trạng của nhà thơ.
- Điệp ngữ “chưa ngủ”: Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ nhưng cao hơn là Bác lo cho vận mệnh đất nước.
- Cảm phục, kính trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
C. KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm và tình cảm của em với Bác.
ĐỀ 2: DÀN BÀI
A.MB: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận chung về bài thơ “Rằm tháng giêng”.
B.TB: Bài thơ tả cảnh đẹp đêm trăng và sức sống của mùa xuân, đồng thời thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
* Hai câu đầu: Không gian cao rộng, thơ mộng, tràn ngập ánh trăng và sức sống mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.”
Điệp từ “xuân”, từ láy “lồng lộng”: Sắc xuân nối liền, trải rộng khắp bầu trời, mặt nước, dòng sông.
Cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao, sắc xuân, khí xuân như bao trùm lên cảnh vật.
* Hai câu cuối: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác. “Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
- Bác và các đồng chí của mình bàn luận việc nước đến nửa đêm.
- Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
C.KB: Khẳng định giá trị của bài thơ và tình cảm của em với Bác.
ĐỀ 3: DÀN BÀI
A. MB: Giới thiệu nhà thơ Hồ Xuân Hương, cảm xúc chung về bài thơ “Bánh trôi nước”.
B.TB: Bài thơ tả chiếc bánh trôi nước để bộc bạch thân phận, tấm lòng của người phụ nữ với niềm cảm thương sâu sắc.
*Hai câu đầu: Hình ảnh bánh trôi nước.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
+Môtíp “thân em”, cặp quan hệ từ “vừa…vừa”: Tả hình dáng chiếc bánh trôi nước giúp ta hình dung vẻ đẹp hình thể người phụ nữ.
+Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”: Qua việc luộc bánh giúp ta liên tưởng số phận long đong, chìm nổi của người phụ nữ.
*Hai câu cuối: Hình ảnh người phụ nữ.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
+Cặp từ trái nghĩa “rắn- nát”: Chất lượng bánh cũng là lời giải thích số phận cam chịu, lệ thuộc của người phụ nữ xưa.
+“Tấm lòng son”: Nhân bánh màu nâu đỏ giúp ta liên tưởng phẩm chất son sắt, thủy chung của người phụ nữ VN.
C. KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm và tình cảm đối với tác giả.
Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới:
Hoàn chỉnh thành một bài viết phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đã chuẩn bị.
- Tập nói trước nhóm bạn hoặc trước gương bài cảm nghĩ đã học.
Chuẩn bị bài: “Làm thơ lục bát”
+ Đọc trước bài “làm thơ lục bát” để tìm hiểu về luật làm
thơ lục bát.
+ Đọc bài ca dao trong sgk/155.
+ Tìm hiểu mỗi dòng trong văn bản có mấy tiếng? Vì
sao gọi là lục bát?
+ Xem sơ đồ sgk/156 và điền các thanh bằng trắc thích hợp.
+ Điền các từ thích hợp vào bài tập 1 sgk/157, sửa sai ở bài tập 2 sgk/157.
+ Sưu tầm một vài bài thơ lục bát về chủ đề thiên nhiên, thầy cô, bạn bè.
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
1. Khái niệm :
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2. Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học:
* Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm tạo nên.
- Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm.
II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI:
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.
Yêu cầu luyện nói
Nội dung nói
Tác phong nói
- Trình bày tình cảm, cảm xúc của mình đối với nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo dàn bài đã chuẩn bị.
- Chọn vị trí đứng phù hợp khi thuyết trình.
Ngôn ngữ rõ ràng, phát âm đúng, âm lượng vừa phải, kết hợp cử chỉ điệu bộ, thể hiện được cảm xúc.
Có nghi thức thưa gửi khi mở đầu và kết thúc.
ĐỀ 1: DÀN BÀI
A. MB: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, ấn tượng, cảm xúc chung về tác phẩm.
B.TB: Bài thơ tả cảnh trăng sáng về khuya, sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của Bác.
* Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm trăng sáng về khuya nơi núi rừng Việt Bắc.
- Nghệ thuật so sánh độc đáo “tiếng suối” với “tiếng hát”: Âm thanh tiếng suối trong trẻo, ấm áp, gần gũi với con người.
Điệp từ “lồng”: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình khối.
Bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
* Hai câu thơ cuối: Say mê trước vẻ đẹp đêm trăng và tâm trạng của nhà thơ.
- Điệp ngữ “chưa ngủ”: Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ nhưng cao hơn là Bác lo cho vận mệnh đất nước.
- Cảm phục, kính trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
C. KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm và tình cảm của em với Bác.
ĐỀ 2: DÀN BÀI
A.MB: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận chung về bài thơ “Rằm tháng giêng”.
B.TB: Bài thơ tả cảnh đẹp đêm trăng và sức sống của mùa xuân, đồng thời thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
* Hai câu đầu: Không gian cao rộng, thơ mộng, tràn ngập ánh trăng và sức sống mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.”
Điệp từ “xuân”, từ láy “lồng lộng”: Sắc xuân nối liền, trải rộng khắp bầu trời, mặt nước, dòng sông.
Cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao, sắc xuân, khí xuân như bao trùm lên cảnh vật.
* Hai câu cuối: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác. “Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
- Bác và các đồng chí của mình bàn luận việc nước đến nửa đêm.
- Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
C.KB: Khẳng định giá trị của bài thơ và tình cảm của em với Bác.
ĐỀ 3: DÀN BÀI
A. MB: Giới thiệu nhà thơ Hồ Xuân Hương, cảm xúc chung về bài thơ “Bánh trôi nước”.
B.TB: Bài thơ tả chiếc bánh trôi nước để bộc bạch thân phận, tấm lòng của người phụ nữ với niềm cảm thương sâu sắc.
*Hai câu đầu: Hình ảnh bánh trôi nước.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
+Môtíp “thân em”, cặp quan hệ từ “vừa…vừa”: Tả hình dáng chiếc bánh trôi nước giúp ta hình dung vẻ đẹp hình thể người phụ nữ.
+Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”: Qua việc luộc bánh giúp ta liên tưởng số phận long đong, chìm nổi của người phụ nữ.
*Hai câu cuối: Hình ảnh người phụ nữ.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
+Cặp từ trái nghĩa “rắn- nát”: Chất lượng bánh cũng là lời giải thích số phận cam chịu, lệ thuộc của người phụ nữ xưa.
+“Tấm lòng son”: Nhân bánh màu nâu đỏ giúp ta liên tưởng phẩm chất son sắt, thủy chung của người phụ nữ VN.
C. KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm và tình cảm đối với tác giả.
Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới:
Hoàn chỉnh thành một bài viết phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đã chuẩn bị.
- Tập nói trước nhóm bạn hoặc trước gương bài cảm nghĩ đã học.
Chuẩn bị bài: “Làm thơ lục bát”
+ Đọc trước bài “làm thơ lục bát” để tìm hiểu về luật làm
thơ lục bát.
+ Đọc bài ca dao trong sgk/155.
+ Tìm hiểu mỗi dòng trong văn bản có mấy tiếng? Vì
sao gọi là lục bát?
+ Xem sơ đồ sgk/156 và điền các thanh bằng trắc thích hợp.
+ Điền các từ thích hợp vào bài tập 1 sgk/157, sửa sai ở bài tập 2 sgk/157.
+ Sưu tầm một vài bài thơ lục bát về chủ đề thiên nhiên, thầy cô, bạn bè.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Trúc Quỳnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)