Bài 13. Làm thơ lục bát
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hồng |
Ngày 28/04/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làm thơ lục bát thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 15: Tiết 59
LÀM THƠ LỤC BÁT
(Tích hợp giáo dục môi trường)
I.Bài học:
1. Thơ lục bát:
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
2. Luật thơ lục bát:
- Số chữ trong mỗi dòng thơ.
- Vần.
- Quy định về thanh bằng, trắc.
HS đọc câu ca dao tr 155 SGK
H. Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là thơ lục bát?
- Cho sơ đồ sau (GV kẻ bảng phụ) và cho HS điền các ký hiệu B, T, V ứng với mỗi từ của bài ca dao trên vào các ô
+ Các tiếng có dấu huyền và không dấu gọi là thanh bằng (B)
+ Các tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng gọi là thanh trắc (T)
+ Vần kí hiệu là V
Dòng 6: lục ; Dòng 8: bát
B - B - B - T - B - BV
T - B - B -T - T - BV - B - BV
T - B - T - T - B - BV
T - B - T - T - B - BV - B – BV
* Yêu cầu HS thảo luận nhóm: (3 phút), 4 nhóm, ra bảng phụ
3. Lục bát biến thể:
Thơ lục bát cũng có một số trường hợp ngoại lệ.
Nêu nhận xét về luật thơ lục bát
(về số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, sự đổi thay trầm bổng, ngắt nhịp)
Định hướng trả lời :
- Số câu: bài ca dao trên có 4 câu, nhưng thường không hạn định số câu.
- Số tiếng: cứ 1 câu 6 đến 1 câu 8.
- Số vần: các tiếng vần(6 và 8)
đều là vần bằng, vần lưng.
- Vị trí vần:
+ Tiếng 6 dòng 6 ứng với tiếng 6 dòng 8
+ Tiếng 8 dòng 8 ứng với tiếng 6 dòng 6 và ngược lại.
- Sự đổi thay: có thể về nhịp, luật bằng trắc …
- Ngắt nhịp: thường là nhịp 2/2 hoặc 4/4, có khi 3/3.
- Luật bằng trắc:
Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc
Các tiếng: 2(B), 4(T), 6 (B), 8 (B) – bắt buộc.
II.Luyện tập:
Số 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao.
hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 kết hợp giáo dục môi trường bằng cách làm thơ lục bát theo mô hình ca dao.
- Các bạn trong lớp ta ơi
Gắng chăm gìn giữ sạch môi trường mình..
Nhất là trong lớp của mình
Rác thì mà thải, “luật hình” trừ ngay,
Không riêng gì lớp đâu này,
Nơi nơi cần giữ, ngày ngày đẹp xinh!...
Số 2: Tập nối câu thơ, đoạn thơ đã cho.
- Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong.
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp làm nên sau này.
- Ngoài vườn rúi rít tiếng chim
Chim ơi, chim hỡi, chim tìm gọi ai?
Số 3: Sửa thơ viết sai luật thơ lục bát.
- Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
* Sai vần: Tiếng thứ 6 của câu 8 không bắt vần với tiếng cuối của câu 6.
*Sửa lại: .. có xoài, có na.
- Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.
* Sai vần: Tiếng thứ 6 của câu 8 không bắt vần với tiếng của câu 6.
* Sửa lại: ....tiến nhanh hàng đầu.
III.Tự học:
- Phân tích thi luật một bài ca dao.
- Tập viết bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
LÀM THƠ LỤC BÁT
(Tích hợp giáo dục môi trường)
I.Bài học:
1. Thơ lục bát:
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
2. Luật thơ lục bát:
- Số chữ trong mỗi dòng thơ.
- Vần.
- Quy định về thanh bằng, trắc.
HS đọc câu ca dao tr 155 SGK
H. Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là thơ lục bát?
- Cho sơ đồ sau (GV kẻ bảng phụ) và cho HS điền các ký hiệu B, T, V ứng với mỗi từ của bài ca dao trên vào các ô
+ Các tiếng có dấu huyền và không dấu gọi là thanh bằng (B)
+ Các tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng gọi là thanh trắc (T)
+ Vần kí hiệu là V
Dòng 6: lục ; Dòng 8: bát
B - B - B - T - B - BV
T - B - B -T - T - BV - B - BV
T - B - T - T - B - BV
T - B - T - T - B - BV - B – BV
* Yêu cầu HS thảo luận nhóm: (3 phút), 4 nhóm, ra bảng phụ
3. Lục bát biến thể:
Thơ lục bát cũng có một số trường hợp ngoại lệ.
Nêu nhận xét về luật thơ lục bát
(về số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, sự đổi thay trầm bổng, ngắt nhịp)
Định hướng trả lời :
- Số câu: bài ca dao trên có 4 câu, nhưng thường không hạn định số câu.
- Số tiếng: cứ 1 câu 6 đến 1 câu 8.
- Số vần: các tiếng vần(6 và 8)
đều là vần bằng, vần lưng.
- Vị trí vần:
+ Tiếng 6 dòng 6 ứng với tiếng 6 dòng 8
+ Tiếng 8 dòng 8 ứng với tiếng 6 dòng 6 và ngược lại.
- Sự đổi thay: có thể về nhịp, luật bằng trắc …
- Ngắt nhịp: thường là nhịp 2/2 hoặc 4/4, có khi 3/3.
- Luật bằng trắc:
Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc
Các tiếng: 2(B), 4(T), 6 (B), 8 (B) – bắt buộc.
II.Luyện tập:
Số 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao.
hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 kết hợp giáo dục môi trường bằng cách làm thơ lục bát theo mô hình ca dao.
- Các bạn trong lớp ta ơi
Gắng chăm gìn giữ sạch môi trường mình..
Nhất là trong lớp của mình
Rác thì mà thải, “luật hình” trừ ngay,
Không riêng gì lớp đâu này,
Nơi nơi cần giữ, ngày ngày đẹp xinh!...
Số 2: Tập nối câu thơ, đoạn thơ đã cho.
- Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong.
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp làm nên sau này.
- Ngoài vườn rúi rít tiếng chim
Chim ơi, chim hỡi, chim tìm gọi ai?
Số 3: Sửa thơ viết sai luật thơ lục bát.
- Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
* Sai vần: Tiếng thứ 6 của câu 8 không bắt vần với tiếng cuối của câu 6.
*Sửa lại: .. có xoài, có na.
- Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.
* Sai vần: Tiếng thứ 6 của câu 8 không bắt vần với tiếng của câu 6.
* Sửa lại: ....tiến nhanh hàng đầu.
III.Tự học:
- Phân tích thi luật một bài ca dao.
- Tập viết bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)