Bài 13. Làm thơ lục bát
Chia sẻ bởi Minh Huyền |
Ngày 28/04/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Làm thơ lục bát thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tìm Hiểu Về Thơ Lục Bát
1. Thơ Lục Bát là gì?
*Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ chính của dân tộc ta, thơ lục bát không giới hạn số câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát.
2.Cách gieo vần trong thơ lục bát
Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ, tạo cho thơ lục bát có tính linh hoạt về vần.
Cách gieo vần:
- Chữ cuối của câu `lục` vần với chữ thứ sáu của câu `bát` tiếp theo.
- Chữ cuối của câu `bát` vần với chữ cuối của câu `lục` kế tiếp.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Ngoài quy tắc về gieo vần, thơ Lục Bát cũng có quy tắc dành cho thanh điệu như sau:
Thanh Bằng: gồm thanh huyền (`) và thanh ngang (không dấu).
Thanh Trắc: gồm thanh sắc, hỏi, ngã (~), nặng (.).
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
B T B
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
B T B B
Ai ơi bưng bát cơm đầy
B T B
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
B T B B
3.Cách ngắt nhịp trong thơ Lục Bát:
-Nhịp thơ giúp người nghe, người đọc cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn. Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 hoặc 4/4.
Ví dụ:
Gió đưa / cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn-Vũ / canh gà Thọ Xương
Mịt mù / khói toả ngàn sương
Nhịp chầy Yên Thái, / mặt gương Tây Hồ.
Một số bài thơ lục bát đã học
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
1. Thơ Lục Bát là gì?
*Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ chính của dân tộc ta, thơ lục bát không giới hạn số câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát.
2.Cách gieo vần trong thơ lục bát
Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ, tạo cho thơ lục bát có tính linh hoạt về vần.
Cách gieo vần:
- Chữ cuối của câu `lục` vần với chữ thứ sáu của câu `bát` tiếp theo.
- Chữ cuối của câu `bát` vần với chữ cuối của câu `lục` kế tiếp.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Ngoài quy tắc về gieo vần, thơ Lục Bát cũng có quy tắc dành cho thanh điệu như sau:
Thanh Bằng: gồm thanh huyền (`) và thanh ngang (không dấu).
Thanh Trắc: gồm thanh sắc, hỏi, ngã (~), nặng (.).
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
B T B
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
B T B B
Ai ơi bưng bát cơm đầy
B T B
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
B T B B
3.Cách ngắt nhịp trong thơ Lục Bát:
-Nhịp thơ giúp người nghe, người đọc cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn. Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 hoặc 4/4.
Ví dụ:
Gió đưa / cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn-Vũ / canh gà Thọ Xương
Mịt mù / khói toả ngàn sương
Nhịp chầy Yên Thái, / mặt gương Tây Hồ.
Một số bài thơ lục bát đã học
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)