Bài 13. Điệp ngữ

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Quế | Ngày 28/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điệp ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Môn Ngữ văn 7
Điệp ngữ.
(Có sử dụng bản đồ tư duy)
Người thực hiện: Trần Văn Duynh
Đơn vị: THCS Quyết Tiến.
Điệp Ngữ
Tiếng Việt - Tiết 55: Di?p Ng?
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
* Gọi hs đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh.
Trong hai khổ thơ trên, những từ, ngữ nào được lặp đi lặp lại?
+ Các từ, cụm từ, câu được lặp:
- “nghe”
- “vì”
- “Tiếng gà trưa”
Nêu tác dụng của việc lặp đi lặp lại đó?
 Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa
 Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ
-> Gợi ra những hình ảnh, kỷ niệm, tạo nhịp điệu ngân vang cho bài thơ
Vậy em hiểu thế nào là điệp ngữ? Tác dụng
-> Điệp ngữ: là lặp đi lặp lại một từ, cụm từ, câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh đối với người đọc, người nghe.
=> Ghi nhớ: sgk trang 152
Tiếng Việt - Tiết 55: Di?p Ng?
2. Các dạng điệp ngữ
* Gọi hs đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của XQ, phần 2 lớn sgk
Quan sát các ví dụ a, b và ví dụ ở phần 1 lớn, em hãy cho biết vị trí của các điệp ngữ đó?
“ Trên đường hành quân xa … Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ”
“ Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
=> Điệp ngữ cách quãng (những từ ngữ được lặp lại cách xa nhau)
Tiếng Việt - Tiết 55: Di?p Ng?
2. Các dạng điệp ngữ
a/ Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
…Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
=> Điệp nối tiếp (Những từ ngữ được lặp lại đứng trực tiếp bên nhau)
b/Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh mhững mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
=> Điệp vòng tròn (Chữ cuối câu trước được lặp lại thành chữ đầu câu sau)
Qua đó em có nhận xét gì về các dạng điệp ngữ?
=> Điệp ngữ có nhiều dạng: cách quãng, nối tiếp, vòng tròn (chuyển tiếp)
=> Ghi nhớ: sgk trang 152
Tiếng Việt - Tiết 55: Di?p Ng?
3. Luyện tập
* Bài tập 1
Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích đó và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh vào điều gì?
a) Điệp ngữ:
“Một dân tộc đã gan góc …”
“Dân tộc đó phải được …”
=> Nhấn mạnh vào truyền thống kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm
=> Khẳng định quyền lợi của dân tộc như một lẽ tất yếu của sự đấu tranh.
b) Hs về nhà làm
Tiếng Việt - Tiết 55: Di?p Ng?
3. Luyện tập
* Bài tập 2
Tìm điệp ngữ đoạn trích đó và cho biết dạng điệp ngữ gì?
- “xa nhau” (2)  Điệp cách quãng
- “một giấc mơ” (2)  Điệp chuyển tiếp
* Bài tập 3
Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong đoạn trích đó có tác dụng biểu cảm không?
- Lỗi lặp từ gây sự lủng củng mà không có tác dụng biểu cảm :
+ Phía sau nhà em
+ Em trồng
+ Em hái hoa
1.Chọn cụm từ trung tâm gắn với nội dung bài học
2.Chọn các nhánh chính gắn với các ý chính của bài học
3.Chọn các nhánh phụ có nội dung liên quan đến nhánh chính.
4.Sau khi đã hoàn chỉnh hết các nhánh phụ ta có bản đồ hoàn chỉnh.
5. Có nhiều kiểu bản đồ khác nhau tùy theo người vẽ.
Tóm lại: Khi vẽ bản đồ tư duy cần lưu ý:
1.Chọn cụm từ trung tâm gắn với nội dung bài học.
2.Chọn các nhánh chính gắn với các ý chính của bài học.
3.Chọn các nhánh phụ có nội dung liên quan đến nhánh chính.
4.Sau khi đã hoàn chỉnh hết các nhánh phụ ta có bản đồ hoàn
chỉnh. Các nhánh chính phụ nhiều hay ít do người vẽ tự chọn…
5. Có nhiều kiểu bản đồ khác nhau tùy theo người vẽ.


Học bài cũ các phần ghi nhớ (trang 152 sgk).

Làm bài tập còn lại: 1b, 4 (trang 153 sgk).

Tập vẽ bản đồ tư duy theo nội dung bài Điệp ngữ.

- Chuẩn bị bài tiết 54: Luyện nói bài văn phát biểu cảm nghĩ.
4. Hướng dẫn về nhà:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Quế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)