Bài 13. Điệp ngữ

Chia sẻ bởi Dương Thị Thoa | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điệp ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ



NGỮ VĂN 7





GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Sưu tầm mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong SGK và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
3
- Ăn trắng mặc trơn : giàu có, sung sướng
- Gà trống nuôi con : đàn ông vợ chết, nuôi con.
- Ván đã đóng thuyền : chuyện đã dĩ lỡ rồi
- Mẹ tròn con vuông : sinh nở an toàn
- Đèn tàn trước gió : sắp chết
- Mò kim đáy bể : việc làm khó khăn
- Lấy trứng chọi đá : hai bên không cân sức
- Thọc gậy bánh xe : phá đám người khác
- Khỉ ho cò gáy : nơi xa xôi vắng vẻ
- Mèo mả gà đồng : trai gái lẳng lơ
ĐIỆP NGỮ
Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại ?
I/ Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ :
“Cục ... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
 Từ nghe

Khổ đầu
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

 Từ vì
Khổ cuối
1/ Những từ ngữ được lặp lại :
- Khổ thơ đầu : từ nghe
- Khổ thơ cuối : từ vì
2/ Tác dụng :
- Từ nghe : nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.
- Từ vì : nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ – một loại lỗi mà các em thường mắc phải do vốn từ nghèo nàn.
CHÚ Ý
VD : Nhà em có một cái bàn, có một cái tủ. Nhà em có một cái giường, có một cái bếp. Nhà em có ba, có má, có chị em, anh em. Nhà em có rất nhiều thứ.
GV: Lê Thị Xuân Huyền
GHI NHỚ
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hay câu nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
II/ Các dạng điệp ngữ :

Điệp ngữ có mấy dạng ?
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ :
“Cục ... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
 Điệp ngữ cách quãng

a/ Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách trắng mở tung trắng cả rừng chiều
....
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu sa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
( Phạm Tiến Duật )
 Điệp ngữ nối tiếp
b/ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
 Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng )
GV: Lê Thị Xuân Huyền
GHI NHỚ
Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng ).
Luy?n tập
III/

1/ Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?

Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
( Hồ Chí Minh )
GV: Lê Thị Xuân Huyền
- một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó
 ý nhấn mạnh dân tộc Việt Nam đã anh dũng đấu tranh chống kẻ thù nay phải được độc lập, tự do.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông
đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng
( Ca dao )
GV: Lê Thị Xuân Huyền
- đi cấy, trông
 ý nhấn mạnh nỗi lo toan, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để làm lúa trúng mùa của người nông dân.
GV: Lê Thị Xuân Huyền
2/ Tìm điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ trong các
ví dụ sau.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
( Khánh Hoài )
GV: Lê Thị Xuân Huyền
- xa nhau  điệp ngữ cách quãng
- một giấc mơ  điệp ngữ chuyển tiếp
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
( Hồ Chí Minh )
Lồng  điệp ngữ cách quãng
- Chưa ngủ  điệp ngữ chuyển tiếp
Ai xuống Long Xuyên, ai lên Châu Đốc
Ai về Ba Chúc, ai qua Tân Châu
An Giang nghĩa nặng tình sâu
Đi đâu cũng nhớ nhịp cầu quê hương.
( Ca dao )
Ai  điệp ngữ cách quãng
Yêu, yêu, yêu mãi thế này
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu
Cao bao nhiêu, thấp bao nhiêu
Một, hai, ba, bốn, năm chiều rồi thôi.
( Nguyễn Bính )
yêu  điệp ngữ nối tiếp, cách quãng
- bao nhiêu  điệp ngữ cách quãng

Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa
( Nguyễn Khuyến )
Muốn chừa, hay ưa, chừa được
 Điệp ngữ chuyển tiếp
3/ a/ Theo em, trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không ?
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em.

GV: Lê Thị Xuân Huyền
3/ a/ Đoạn văn trong SGK lặp đi lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm. Đó là lỗi lặp.
GV: Lê Thị Xuân Huyền
b/ Chữa lại đoạn văn trên :
Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều hoa. Em trồng hoa cúc, thược dược, đồng tiền, hồng, lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị em.

4/ Viết đoạn văn ngắn có dùng điệp ngữ.
Kể từ khi thành lập năm 1698, tính đến nay, thành phố Sài Gòn đã có 315 năm tuổi. Thành phố Sài Gòn thời Mỹ ngụy có biệt danh là Hòn ngọc viễn đông. Năm 1975, thành phố được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Đã 38 năm sau ngày giải phóng, thành phố ngày một đi lên xứng đáng là thành phố công nghiệp hiện đại nhất cả nước.
CỦNG CỐ
- Điệp ngữ là gì ?
Nêu tác dụng của điệp ngữ ?
- Điệp ngữ có mấy dạng ? Cho ví dụ .
DẶN DÒ
- Viết đoạn văn ngắn có dùng điệp ngữ.
- Nhận xét về cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn văn đã học.
- Sọan bài : Luyện nói : phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Xem, trả lời các câu hỏi SGK/154155
XIN CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Thoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)