Bài 13. Điệp ngữ

Chia sẻ bởi Trần Văn Quang | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điệp ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Từ “Nghe”: Nhấn mạnh cảm xúc khi nghe tiếng gà trưa và những tình cảm trào dâng trong lòng người chiến sĩ.
Từ “Vì”: Khẳng định tinh thần chiến đấu mãnh liệt của người chiến sĩ.
- Câu thơ: Tiếng gà trưa (được lặp lại 4 lần)
- Tác dụng: Gợi ra những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của người chiến sĩ, điểm nhịp cho dòng cảm xúc cho nhân vật trữ tình.
=> Lặp lại từ ngữ, câu thơ: nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
(Thép Mới)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó thân thiết giữa cây tre với người dân Việt Nam.
Ví dụ 1: Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Ví dụ 2: Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
(…)
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
Ví dụ 3: Cùng trông lại và cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Tổng kết: ( Ghi nhớ)
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
2. Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng)
Ví dụ 1: “… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!”
( Văn bản “Mẹ tôi” – Ngữ văn 7)
Ví dụ 2: Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Mẹ em có nước da trắng hồng, mái tóc dài óng ả. Mẹ em có khuôn mặt thanh tú, đôi mắt bồ câu rất đẹp. Mẹ em là người rất dịu hiền và yêu thương con cái. Mẹ chăm sóc chúng em rất chu đáo. Em rất yêu quý và kính trọng mẹ.
(Bài viết của học sinh)
Ví dụ 1: “… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!”
( Văn bản “Mẹ tôi” – Ngữ văn 7)
Ví dụ 2: Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Mẹ em có nước da trắng hồng, mái tóc dài óng ả. Mẹ em có khuôn mặt thanh tú, đôi mắt bồ câu rất đẹp. Mẹ em là người rất dịu hiền và yêu thương con cái. Mẹ chăm sóc chúng em rất chu đáo. Em rất yêu quý và kính trọng mẹ.
( Bài viết của học sinh )
Bài tập 1: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
( Hồ Chí Minh)
Đáp án:
- Điệp Ngữ: “Một dân tộc đã gan góc” (lặp lại hai lần)
Tác dụng: Nhấn mạnh ý chí kiên cường của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Điệp ngữ: “ Dân tộc đó phải được” (lặp lại hai lần)
Tác dụng: Khẳng định những kết quả tất yếu dân tộc ta giành được trong cuộc kháng chiến này.
ĐIỆP NGỮ
Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
Nhằm làm nổi bật ý,
gây cảm xúc mạnh
Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp
Là biện pháp lặp lại từ ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)