Bài 13. Điệp ngữ

Chia sẻ bởi Vũ Thị Bích Liên | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điệp ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
MÔN NGỮ VĂN.
LỚP 7/2.
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH TRUNG
GV: VŨ THỊ BÍCH LIÊN
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thế nào là thành ngữ ?

Đáp án
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
Nhìn hình đoán thành ngữ
Ăn cháo đá bát.
 Sự vô ơn, bội bạc.
Nước mắt cá sấu
 Sự giả tạo, gian xảo của kẻ xấu.
ĐIỆP NGỮ
Tiết 57
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ…”
- Lặp lại từ nghe : Nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
“…
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
-Lặp lại từ vì: Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.

Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
GHI NHỚ
=> Nhấn mạnh âm thanh của tiếng sáo.

1. Sáo kêu vi vút trên không
Sáo kêu dìu dặt bên lòng Hồng quân.
(Tố Hữu)
BÀI TẬP NHANH
- Em hãy xác định điệp ngữ và chỉ ra tác dụng của điệp ngữ trong các VD sau ?

2. Hồ Chí Minh muôn năm !
Hồ Chí Minh muôn năm !
Hồ Chí Minh muôn năm !
Phút giây thiêng liêng Anh gọi Bác ba lần.
( Hãy nhớ lấy lời tôi- Tố Hữu)
=>Nhấn mạnh sự xúc động của anh Trỗi về Hồ Chủ Tịch

Gây cảm giác nặng nề, trùng lặp, rườm rà.
L?i l?p
4. Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.
3.“ …Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ”…
( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
Nhấn mạnh vai trò của cây tre.
- Các từ ngữ được điệp sắp xếp giãn cách nhau.
- Tạo ấn tượng nổi bật và tạo tính nhạc
Điệp ngữ cách quãng.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ…”
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách trắng mở tung trắng cả rừng chiều
....
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu sa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
( Phạm Tiến Duật )
Từ ngữ được điệp sắp xếp liên tiếp với nhau.
Tạo ấn tượng mới mẻ, tăng tiến
ĐN nối tiếp
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng )
Từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới liền kề với nó.
Làm cho câu văn, câu thơ liền nhau nhằm khắc sâu,gây ấn tượng.

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).

GHI NHỚ
BT 1 (SGK/T153) : Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn
tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về
phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
( Hồ Chí Minh )
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng
( Ca dao )
THẢO LUẬN


Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của
Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan
góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy
năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó
phải được độc lập !
( Hồ Chí Minh )
Nhấn mạnh dân tộc Việt Nam đã anh dũng
đấu tranh chống kẻ thù nay phải được độc lập, tự do.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng
( Ca dao )
Nhấn mạnh công viêc và nỗi lo toan của người nông dân (họ luôn trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để lúa được trúng mùa)
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
( Khánh Hoài)
BT 2: Tìm điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ trong các ví dụ sau.
- xa nhau
 điệp ngữ cách quãng
- một giấc mơ
 điệp ngữ chuyển tiếp
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Bài 3 (SGK 153)
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng.
Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em.
Không biểu cảm, làm câu văn rườm rà, không cần thiết.
- Chỳ tr?ng xỏc d?nh cỏc ki?u di?p ng?.
- Cú ý th?c v?n d?ng di?p ng? v�o vi?t van nh?t l� van bi?u c?m.
Phõn bi?t di?p ng? v?i l?i l?p t?
Học thuộc ghi nhớ ( SGK )
- Hoàn thành các bài tập cũn l?i.
- Chu?n b? b�i: Luy?n núi : Phỏt bi?u c?m nghi v? tỏc ph?m van h?c.
DẶN DÒ

Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa
( Nguyễn Khuyến )
- muốn chừa, hay ưa, chừa được
 Điệp ngữ chuyển tiếp
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
( Hồ Chí Minh )
Lồng  điệp ngữ cách quãng
- Chưa ngủ  điệp ngữ chuyển tiếp
Giờ học kết thúc.
Trân trọng cám ơn quí thầy cô và các em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Bích Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)