Bài 13. Điệp ngữ

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Khiêm | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Điệp ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

LỚP 7A3
TRƯỜNG THCS THANH PHƯỚC
GIÁO VIÊN: NGUYỄN DUY KHANG
11/27/2017
2
KIỂM TRA MIỆNG
1/Thế nào là thành ngữ? Nghĩa của thành ngữ thường được hiểu như thế nào?
2/ Thành ngữ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì?
3/ Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?
Qua cầu rút ván
Ăn cháo đá bát
Nhất thì, nhì thục
Nước đổ đầu vịt
11/27/2017
3
ĐÁPÁN
1/ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các tiếng tạo nên nó nhưng thường được hiểu theo nghĩa bóng.
2/ Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ cho cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ,…
3/ c.“Nhất thì, nhì thục” là đáp án đúng.
11/27/2017
4
TIẾT 55: ĐIỆP NGỮ
I/ ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ
VÍ DỤ 1:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
11/27/2017
5
VÍ DỤ 2:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
11/27/2017
6
-TỪ “NGHE” ĐƯỢC LẶP LẠI 3 LẦN NHẰM NHẤN MẠNH ĐẾN TÁC DỤNG CỦA TIẾNG GÀ TRƯA.
-TỪ “VÌ” ĐƯỢC LẶP LẠI 4 LẦN NHẰM NHẤN MẠNH ĐẾN MỤC ĐÍCH CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI CHÁU.


11/27/2017
7
@ THẾ NÀO LÀ ĐIỆP NGỮ?
GHI NHỚ 1 SGK/152
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ ĐIỆP NGỮ?
CON BÒ ĐANG ĂN CỎ. CON BÒ CHỢT NGẨNG ĐẦU LÊN. CON BÒ ĐỘT NHIÊN RỐNG Ò Ò… CON BÒ ĐÓ CỦA GIA ĐÌNH EM.
=>ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỆP NGỮ MÀ LÀ LỖI LẶP TỪ DO THIẾU VỐN TỪ.
11/27/2017
9
BÀI TẬP NHANH
@ Tìm điệp ngữ trong khổ thơ sau và nói lên ý nghĩa của nó.
Ở đâu nghèo đói gọi xung phong,
Lon nước mo cơm lội khắp đồng.
Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến,
Tay súng, tay cờ lại tiến công.
(Tố Hữu)
11/27/2017
10
ĐÁP ÁN
Điệp ngữ là cụm từ “Ở đâu”
Ý nghĩa: Dù bất kì hoàn cảnh nào thì người lính vẫn xung phong không ngại gian khó
11/27/2017
11
II/ CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ



TIẾT 55: ĐIỆP NGỮ

I/ ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ

11/27/2017
12
VÍ DỤ a)
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[…]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
11/27/2017
13
“rất lâu, rất lâu”
“Khăn xanh, khăn xanh”
“Thương em, thương em, thương em”
Xuất hiện liên tiếp nhau
GỌI LÀ ĐIỆP NGỮ NỐI TIẾP

11/27/2017
14
VÍ DỤ b)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
11/27/2017
15
-Thấy (cuối câu 1)  Thấy (đầu câu 2)
Ngàn dâu (cuối câu 3)  Ngàn dâu (đầu câu 4)
=> ĐIỆP NGỮ CHUYỂN TIẾP (VÒNG)

11/27/2017
16
VÍ DỤ c)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
11/27/2017
17
- TỪ “VÌ” ĐƯỢC LẶP LẠI 4 LẦN NHƯNG Ở VỊ TRÍ CÁCH NHAU 1 CÂU
=> ĐIỆP NGỮ CÁCH QUÃNG
11/27/2017
18
- ĐIỆP NGỮ CÓ NHIỀU DẠNG: ĐIỆP NGỮ CÁCH QUÃNG, ĐIỆP NGỮ NỐI TIẾP, ĐIỆP NGỮ CHUYỂN TIẾP (ĐIỆP NGỮ VÒNG).
KẾT LUẬN
GHI NHỚ 2 SGK/152
11/27/2017
19

TIẾT 55: ĐIỆP NGỮ

I/ ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ
II/ CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ


III/ LUYỆN TẬP
11/27/2017
20
1/ BÀI TẬP 1
“MỘT DÂN TỘC GAN GÓC”
- NHẤN MẠNH SỰ QUYẾT TÂM ĐẾN CÙNG ĐỂ GIÀNH ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA DÂN TỘC TA .
“DÂN TỘC ĐÓ PHẢI ĐƯỢC”
- KHẲNG ĐỊNH CÁI QUYỀN MÀ DÂN TỘC TA CẦN ĐƯỢC HƯỞNG.
1/ BÀI TẬP 1
- TỪ “TRÔNG” LẶP LẠI 8 LẦN =>NHẰM NHẤN MẠNH ĐẾN NỖI MONG ĐỢI, VẤT VẢ NHIỀU BỀ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN.
2/ BÀI TẬP 2
“XA NHAU” => ĐIỆP NGỮ CÁCH QUÃNG
“MỘT GIẤC MƠ THÔI”
=> ĐIỆP NGỮ VÒNG
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở đó, em trồng rất nhiều hoa. Nào là hoa cúc, hoa thược dược, hoa hồng và nhiều loài hoa khác nữa. Ngày quốc tế phụ nữ, em hái tặng mẹ và chị em những bông hoa đẹp nhất.
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
TỔNG KẾT
@ THẾ NÀO LÀ ĐIỆP NGỮ?
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
@ ĐIỆP NGỮ CÓ NHỮNG DẠNG NÀO? KỂ RA.
- ĐIỆP NGỮ CÓ NHIỀU DANG: ĐIỆP NGỮ CÁCH QUÃNG, ĐIỆP NGỮ NỐI TIẾP, ĐIỆP NGỮ CHUYỂN TIẾP (VÒNG)
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- LÀM BÀI TẬP 4 - VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN CÓ SỬ DỤNG PHÉP ĐIỆP NGỮ
@ ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT HỌC TIẾP THEO
@ ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT HỌC NÀY
- CHUẨN BỊ BÀI MỚI: “CHƠI CHỮ”
TÌM HIỂU KĨ: KHÁI NIỆM CHƠI CHỮ VÀ CÁC LỐI CHƠI CHỮ
- HỌC THUỘC LÒNG 2 GHI NHỚ
Cảm ơn quý thầy cô và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)