Bài 13. Di truyền liên kết

Chia sẻ bởi Phạm Vũ Lập | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Di truyền liên kết thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ
DỰ GIỜ THAO GIẢNG
SINH HỌC 9
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
GV : TRÀN THỊ THU HỒNG
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường ?
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
- Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể
- Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể
2. Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ? Nêu Ví dụ cơ chế xác định giới tính ở người ?
Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh
Cơ chế NST xác định giới tính ở người
P : ♀ 44A + XX X ♂ 44A + XY
GP : 22A + X 22A + Y , 22A + X
F1 : 44A + XY 44A + XX
Con trai
Con gái
TI?T 13 - B�I 13
DI TRUYỀN LIÊN KẾT
F2 xuất hiện biến dị tổ hợp (kiểu hình khác P) ! Năm 1910 Moocgan đã tiến hành nghiên cứu di truyền trên ruồi giấm và ông đã phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết (Không xuất hiện kiểu hình khác P). Vậy, di truyền liên kết là gì?
Tỷ lệ kiểu hình ở F2 khi lai hai cặp tính trạng của Menđen ?
9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC MORGAN
Thomas Hunt Morgan (25.9. 1866 – 1945)
Giải thưởng Nobel năm 1933. Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ 1927 – 1931. Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Liên Xô 1932. Ông là người đề xuất học thuyết di truyền NST (1910 – 1922)
Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền : dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn , có nhiều biến dị dễ quan sát , số lượng NST ít (2n = 8)
Ruồi giấm
BÀI 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Đối tượng nghiên cứu trong thí nghiệm của Moocgan là ruồi giấm
Vì sao Moocgan chọn ruồi giấm là đối tượng nghiên cứu ?
Nhỏ, thân xám trắng, mắt đỏ, thường bám vào các trái cây chín
Ruồi cái và ruồi đực
P :
F1
Lai phân tích
FB
X
F1
Sau đó, ông thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt
1 : 1
BÀI 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Thí nghiệm của Moocgan
Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt
Được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài.
Thu được ở thế hệ sau có tỷ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
Hãy mô tả thí nghiệm của Moocgan ?
Xám, dài
Đen, cụt
Xám, dài
x
Nhóm 1,2 : Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích ?
BÀI 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Đây là phép lai phân tích vì phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn
Nhóm 3,4 :Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì ?
Ông tiến hành lai phân tích nhằm mục đích xác định kiểu hình của ruồi đực F1
Nhóm 4,5 : Vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1: 1, Moocgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen)
Tỉ lệ KH 1 : 1 → các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử (bv), còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử (BV, bv), do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.  Hiện tượng di truyền liên kết.
Bài 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I/ Thí nghiệm của Moocgan :
1. Thí nghiệm :
- Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt.
- F1 : Toàn xám, dài.
- Lai phân tích : F1 X đen, cụt
- FB : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
+
2. Hiện tượng di truyền liên kết :
Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết
Giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học ?
P : Xám, dài X đen, cụt
BV bv
BV bv
GP : BV bv
F1 : BV
bv (Xám, dài)
Lai phân tích :♂F1 X ♀đen, cụt
PB : BV bv
bv bv
GP : BV , bv bv
FB : BV : bv
bv bv
Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết : (Sơ đồ lai)
Qui ước gen :
B : Thân xám
b : Thân đen
V : Cánh dài
v : Cánh cụt
(Xám, dài)
(Đen, cụt)
BÀI 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Ở ruồi giấm 2n = 8
nhưng tế bào có khoảng
4000 gen → sự phân bố
các gen trên NST sẽ như thế nào ?

Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết → Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội. VD : ở người có 23 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 23
Bài 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I/ Thí nghiệm của Moocgan
II/ Ý nghĩa của di truyền liên kết :
- Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.
- Bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen → Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.
- Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
BÀI TẬP
1. Thế nào là di truyền liên kết ?
Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật độc lập của Menđen như thế nào ?
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. - Đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.
2. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
P : Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn
P : Thân xám, cánh dài X TĐ, C. cụt
AaBb aabb
BV/ bv bv/bv
G : (1AB,1Ab, 1aB, 1ab) ab
G : 1BV , 1bv bv
FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
FB : 1BV/bv : 1bv/bv
1 Vàng, trơn : 1 Vàng, nhăn : 1 Xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn
1 Xám, dài : 1 Đen, cụt
- Tỉ lệ về kiểu hình : 1 : 1 : 1 : 1
- Tỉ lệ về kiểu hình : 1 : 1
- Xuất hiện biến dị tổ hợp : Vàng, nhăn và Xanh, trơn
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp
Trong thí nghiệm của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện kiểu hình khác P
BÀI TẬP
Sơ đồ lai (bài tập 4 trang 43 SGK)
A : Hạt trơn; a : Hạt nhăn; B : Có tua cuốn; b : Không có tua cuốn
Qui ước gen :
P : Hạt trơn, không có tua cuốn X Hạt nhăn, có tua cuốn
Ab aB
Ab aB

F1 : Ab / aB (Hạt trơn, có tua cuốn)
F1 X F1 : Ab / aB X Ab / aB
GF1 : Ab, aB Ab, aB
GP : Ab aB
F2 : Ab / Ab : Ab / aB : Ab / aB : aB / aB
Trơn, không TC :
Trơn, có TC :
Trơn, có TC :
Nhăn, Có TC
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 : 1 Trơn, không TC : 2 Trơn, có TC : 1 N, CTC
Bài tập : Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài ñöôïc F1 taát caû ruoài thaân xaùm, caùnh daøi.
* Nếu tiếp tục cho F1 lai với nhau
* Nếu cho F1 lai phân tích
Hãy dự đoán tỉ lệ kiểu hình trong 2 trường hợp sau đây :
Dựa vào quy luật phân li độc lập của Menđen, có thể dự đoán :
* Nếu F1 tiếp tục lai với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là :
9 Xám, dài : 3 Xám, cụt : 3 đen, dài : 1 đen, cụt
* Nếu F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là :
1 xám, dài : 1 xám, cụt : 1 đen, dài : 1 đen, cụt
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài
Làm bài tập 1, 3.
Vẽ hình 13 trang 42 SGK
- Chuẩn bị bài 14 SGK trang 44, ôn lại bài NST.
CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM
THEO DÕI CỦA
THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Vũ Lập
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)