Bài 13. Di truyền liên kết

Chia sẻ bởi Vương Sĩ An | Ngày 04/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Di truyền liên kết thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ! THAM DỰ HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG Tiểu sử
Clip Moocgan: Tiểu sử Moocgan
- Công trình nghiên cứu khoa học của ông đã giải thích được bí mật của nhiễm sắc thể, hiện tượng di truyền liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết giới tính ở ruồi giấm. - Ông là người đầu tiên đề xuất các vai trò cơ bản của gen đặt nền móng cho sinh học hiện đại Clip ruồi giấm: Tiểu sử Moocgan
I. Thí nghiệm
Hình 1: I. Thí nghiệm của Moogan
Kết luận 1: I. Thí nghiệm của Moocgan
- Thí nghiệm: P: xám, dài x đen, cụt latex(F_1): xám, dài Lai phân tích Đực Latex(F_1) x Cái đen, cụt Latex(F_B): 1 xám, dài : 1 đen, cụt Thảo luận: I. Thí nghiệm của Moocgan
1/ Tại sao phép lai giữa ruồi đực latex(F_1)với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích? 2/ Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì? 3/ Giải thích vì sao dựa vào kiểu hình 1 : 1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen)? Đáp án: I. Thí nghiệm của Moocgan
1/ Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn 2/ Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực latex(F_1) 3/ Kết quả lai phân tích có 2 tổ hợp, mà ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử (bv). Vậy đực latex(F_1) cho 2 loại giao tử. Nên các gen nằm trên cùng 1 NST cùng phân li về 1 giao tử Hình 2: I. Thí nghiệm của Moocgan
*Quy ước gen: Gen B quy định thân xám Gen b quy định thân đen Gen V quy định cánh dài Gen v quy định cánh cụt P: xám, dài x đen, cụt G: Latex(F_1): 100% xám, dài Lai phân tích xám, dài x đen, cụt GLatex(F_1): Latex(F_B): xám, dài đen, cụt Kết luận 2: I. Thí nghiệm của Moocgan
Hiện tượng di truyền liên kết là gì? Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào II. Ý nghĩa
Kết luận 1: II. Ý nghĩa của di truyền liên kết
Ví dụ: ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng tế bào của chúng có khoảng 4000 gen. Vậy sự phân bố gen trên NST sẽ như thế nào? - Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết Thảo luận: II. Ý nghĩa của di truyền liên kết
Em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình của latex(F_2) và latex(F_B) trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết? - Di truyền phân li độc lập latex(F_2) xuất hiện biến dị tổ hợp. Còn latex(F_B) của di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp Kết luận 2: II. Ý nghĩa của di truyền liên kết
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống và tiến hóa? - Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi nhóm gen liên kết. Nhờ đó, ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau Kiểm tra
Câu hỏi 1: Kiểm tra - đánh giá
Câu 1. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi nào?
a. Các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST
b. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản
c. Các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau
d. Gen trội hoàn toàn
Câu hỏi 2: Kiểm tra - đánh giá
Câu 2. Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm ||tính trạng|| được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên ||một NST|| cùng phân li trong quá trình phân bào Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền ||bền vững|| của từng nhóm tính trạng được quy định bợi một ||nhóm gen|| liên kết. Nhờ đó, ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau Dặn dò
Dặn dò:
Học bài cũ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 43 Ôn lại bài nguyên phân, giảm phân để chuẩn bị cho tiết sau Chào tạm biệt
Phim: TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
CHÂN THÀNH CÁM ƠN! TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Sĩ An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)