Bài 12. Thành ngữ

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Thơ | Ngày 28/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Thành ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ GIÁO
CÙNG CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN
Tiết 48: THÀNH NGỮ
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao trên.
Gợi ý:
- Có thể thay thế một vài từ trọng cụm từ được không?
- Có thể chêm xen một vài từ trong cụm từ được không?
- Có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ được không?
Cụm từ lên thác xuống ghềnh:
Không thể thay thế một vài từ.
Không thể chêm xen một vài từ.
Không thể thay đổi vị trí các từ.
Cụm từ có cấu tạo cố định
A/- Tìm hiểu bài:
Tiết 48: THÀNH NGỮ
I/- Thế nào là thành ngữ:
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2/- Đặc điểm về nghĩa:
- Nghĩa của các thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
- Nghĩa của các thành ngữ có thể thông qua một số phép ẩn dụ, so sánh.
Giải nghĩa các cụm từ:
Nhanh như chớp
Mưa to gió lớn.
Giải nghĩa các cụm từ:
Lên thác xuống ghềnh.
Khẩu phật tâm xà.

Nghĩa của các thành ngữ này có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
Nghĩa của các thành ngữ này thông qua một số phép ẩn dụ, so sánh.
A/- Tìm hiểu bài:
B/- Bài học:
1- Đặc điểm về cấu tạo:
Tiết 48: THÀNH NGỮ
A/- Tìm hiểu bài:
B/- Bài học:
I/- Thế nào là thành ngữ:
1/- Đặc điểm về cấu tạo:
2/- Đặc điểm về nghĩa:
Xác định vài trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các câu sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Anh đã nghĩ thương em …, phòng khi tắt lửa tối đèn … chạy sang
Thành ngữ bảy nổi ba chìm giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Thành ngữ tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ của danh từ khi
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
Lên voi xuống chó là quy luật thường tình của cuộc sống
Thành ngữ lên voi xuống chó giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
II/- Vai trò ngữ pháp:
Tiết 48: THÀNH NGỮ
A/- Tìm hiểu bài:
B/- Bài học:
I/- Thế nào là thành ngữ:
1/- Đặc điểm về cấu tạo:
2/- Đặc điểm về nghĩa:
II/- Vai trò ngữ pháp:
III/- Tác dụng của thành ngữ:
Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Vì thế, trong tác phẩm văn chương, các nhà văn, nhà thơ hay sử dụng như một phương tiện nghệ thuật.
Ví dụ:
Có phải duyên nhau thì thắm lại.
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Phân tích cái hay của các thành ngữ trong các câu sau:
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
- Anh đã nghĩ thương em …, phòng khi tắt lửa tối đèn … chạy sang
Cái hay của thành ngữ lên thác xuống ghềnh mang ý nghĩa hàm ẩn, chỉ sự vất vả , long đong, phiêu dạt . . .(có hình tượng)
Thành ngữ tắt lửa tối đèn chỉ sự khó khăn hoạn nạn . . . có hình tựơng
Cái hay của thành ngữ là ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng chi người đọc
Tiết 48: THÀNH NGỮ
A/- Tìm hiểu bài:
B/- Bài học:
I/- Thế nào là thành ngữ:
II/- Vai trò ngữ pháp:
III/- Tác dụng của thành ngữ:
C/- Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây:
a) Đến ngày lễ Tiên Vương … sơn hào hải vị, nem công chả phương tới, chẳng thiếu thứ gì.
b) Một hôm, có người hàng rượu … khỏe như voi … , tứ cố vô thân …, vui vẻ nhận lời
c) Chốc đà mười mấy năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương
Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: những sản vật, thức ăn quý, cao sang
Khỏe như voi: rất khỏe.
Tứ cố vô thân: cô đơn.
Da mồi tóc sương: già
Tiết 48: THÀNH NGỮ
C/- Luyện tập:
Bài tập 3:
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:
Lời ……… tiếng nói.
Một …………. hai sương.
Ngày lành tháng …………
No cơm ấm ……….
Bách ………… bách thắng.
Sinh ……… lập nghiệp.
ăn
nắng
tốt
áo
chiến

Tiết 48: THÀNH NGỮ
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 2: Thành ngữ nào đồng nghĩa với thành ngữ: “nước đổ lá khoai”.
A- Lòng chim dạ cá.
B- Nước đổ đầu vịt.
C- Tham sống sợ chết
D- Qua cầu rút ván
Câu 1: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
A- Vắt cổ chày ra nước.
B- Chó ăn đá, gà ăn muói.
C- Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống.
D- Lanh chanh như hành không muối
Câu 3: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:
Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.
A- Chủ ngữ. B- Vị ngữ.
C- Bổ ngữ. D- Trạng ngữ
Trả lời:
Câu 2: B. Nước đổ đầu vịt.
Câu 3: B. Vị ngữ.
Câu 1: C. Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Thơ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)