Bài 12. Thành ngữ

Chia sẻ bởi Mai Hữu Đức | Ngày 28/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Thành ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiếng Việt 7
Thành ngữ
Tiết 48
Thành ngữ:

ếch ngồi đáy giếng - thầy bói xem voi - lên thác xuống ghềnh - bảy nổi ba chìm
 Quan sát cấu tạo của các thành ngữ sau :
 a/ đứng núi này trông núi nọ
b/ đứng núi này trông núi khác
 a/ châu chấu đấu voi
b/ châu chấu đá xe
 a/ đen như mực
b/ đen như than hầm
c/ đen như ông táo
d/ đen như cột nhà cháy
thác
ghềnh
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Đọc câu ca dao sau:
 Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Em có nhận xét gì về nghĩa của các thành ngữ ở nhóm A và nhóm B?
 Nghĩa có trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
 Nghĩa có được thông qua một số phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, nói quá…) (nghĩa bóng / nghĩa hàm ẩn)
- tham sống sợ chết - mưa to gió lớn - bùn lầy nước đọng
Nhóm A
Nhóm B
- lên thác xuống ghềnh - rán sành ra mỡ - dối như cuội
Bài học:
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng

 Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:
a) Cây cao bóng cả ở đây là các bác đấy !

b) Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
( Hồ Xuân Hương )
c) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
( Tô Hoài )
CN
VN
PN
DT
 Hãy phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ trong các câu trên.
Bài học:
- Trong câu, thành ngữ có thể đảm nhiệm cú pháp giống thực từ: làm chủ ngữ, vị ngữ; trong cụm từ, thành ngữ có thể làm phụ ngữ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc và có tính hình tượng, biểu cảm cao.

 Trong những dòng sau đây, dòng nào
không phải là thành ngữ?
A. bên tám lạng, bên nửa cân
B. chó ăn đá, gà ăn sỏi
C. nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
D. lanh chanh như hành không muối
BT 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây:
a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị,
nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “ Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
(Thạch Sanh)
c) Chốc đà mười mấy năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
(Truyện Kiều)
BT 2: Kể vắn tắt các truyện tương ứng để thấy rõ
lai lịch của các thành ngữ:
con Rồng cháu Tiên
thầy bói xem voi
ếch ngồi
đáy giếng
BT 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:
- lời...... tiếng nói
- một nắng hai..........
- ngày lành tháng......
- no cơm ấm......
- bách ........ bách thắng
- sinh ...... lập nghiệp
ăn

sương
tốt
áo
chiến

1. mèo mù vớ cá rán
2. mèo mả gà đồng
3. mèo khen mèo dài đuôi
4. mèo già khóc chuột
5. mỡ để miệng mèo
1. trông gà hoá cuốc
2. cơm gà gỏi cá
3. gà nhà lại bới bếp nhà
4. quẹt mỏ như gà
5. gà què ăn quẩn cối xay
TRÒ CHƠI: Sưu tầm thành ngữ tương ứng với các hình sau:
1. chuột sa hũ nếp
2. chuột chạy cùng sào
3. đầu voi đuôi chuột
4. ném chuột sợ vỡ lọ quý
5. mặt chuột tai dơi
1. khoẻ như voi
2. được voi đòi tiên
3. lên voi xuống chó
4. đầu voi đuôi chuột
5. voi giầy ngựa xéo
Mèo

Chuột
Voi
Nhóm 1
Nhóm 4
Nhóm 3
Nhóm 2
 Công việc về nhà:
- Xem lại ví dụ, học bài
- Làm tiếp các bài tập còn lại, sưu tầm thêm ít nhất 10 thành ngữ, giải thích nghĩa các thành ngữ ấy
- Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra Văn, kiểm tra Tiếng Việt”
Xin cảm ơn quý thầy cô
và học sinh đã dự tiết học!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hữu Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)