Bài 12. Thành ngữ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Vân |
Ngày 28/04/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Thành ngữ thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
NGỮ VĂN 7 - TIẾT 48:
THÀNH NGỮ
Nội dung khó:
Kĩ năng giải thích ý nghĩa của thành ngữ.
Cách giải quyết nội dung khó:
Nghĩa của thành ngữ suy ra trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt của các từ tạo nên nó.
VD: Ăn sống nuốt tươi ( ẩn dụ): NĐ: Ăn các thức ăn sống, không nướng, không nấu chín. NB: Đè bẹp, tiêu diệt trong chốc lát.
2. Phần lớn, thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn ( nghĩa bóng), cái thần của thành ngữ.
Thành ngữ Hán Việt: tìm hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó, phải hiểu được nghĩa hàm ẩn của nó.
VD: Thâm căn cố đế: ( thâm: sâu; căn: rễ; cố: vững chắc; đế: cuống hoa), có nghĩa hàm ẩn là: ăn sâu, bền chắc, khó lòng thay đổi, cải tạo.
- Thành ngữ được hình thành từ câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử ( điển tích): phải biết nguồn gốc điển tích đó như thế nào mới giải thích nghĩa được.
VD1: Trên bộc trong dâu ( điển cố) thành ngữ tiếng Hán: Tang gian bộc thượng( trong bãi dâu, trên sông Bộc). Sông Bộc là con sông ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là nơi thời xưa trai gái thường hẹn hò tình tự với nhau ở trong bãi dâu kín đáo để không ai thấy. Trên dâu dưới Bộc( Nỗi oan hại chồng): chỉ những cuộc tình hẹn hò, tình tự không đàng hoàng gồm cả những cuộc tình bất chính. Cũng chỉ những hành vi, cử chỉ suồng sã, không đứng đắn.
VD2: Chân ướt chân ráo.
Nguồn gốc có từ một phong tục đưa dâu ngày trước. Khi cô dâu về nhà chồng, mẹ chồng cho cô dâu nhúng chân vào một chậu nước để làm phép. Trong chậu có bỏ mấy đồng tiền hàm ý chúc: tiền của sẽ vào nhà như nước. Sau đó, cô dâu phải bước qua một chậu than hồng để trừ ma quỷ trước khi vào buồng cưới.
Vừa mới đến, còn ngỡ ngàng, chưa hiểu gì, chưa kịp thích nghi với môi trường mới.
2. Vừa mới nhận nhiệm vụ mới, chức vụ mới, công tác mới.
Tài liệu tham khảo:
Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt. ( Nguyễn Như Ý – chủ biên), NXB GD, Hà Nội, 1996.
2. Sổ tay giải thích nghĩa thành ngữ tiếng Việt ( Nguyễn Đình Cao – chủ biên), NXB GD Việt Nam ( 2009)
3. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ. ( Hoàng Văn Hành – chủ biên), NXB KHXH, Hà Nội, tập I, II, 1988, tập III, 1991.
THÀNH NGỮ
Nội dung khó:
Kĩ năng giải thích ý nghĩa của thành ngữ.
Cách giải quyết nội dung khó:
Nghĩa của thành ngữ suy ra trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt của các từ tạo nên nó.
VD: Ăn sống nuốt tươi ( ẩn dụ): NĐ: Ăn các thức ăn sống, không nướng, không nấu chín. NB: Đè bẹp, tiêu diệt trong chốc lát.
2. Phần lớn, thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn ( nghĩa bóng), cái thần của thành ngữ.
Thành ngữ Hán Việt: tìm hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó, phải hiểu được nghĩa hàm ẩn của nó.
VD: Thâm căn cố đế: ( thâm: sâu; căn: rễ; cố: vững chắc; đế: cuống hoa), có nghĩa hàm ẩn là: ăn sâu, bền chắc, khó lòng thay đổi, cải tạo.
- Thành ngữ được hình thành từ câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử ( điển tích): phải biết nguồn gốc điển tích đó như thế nào mới giải thích nghĩa được.
VD1: Trên bộc trong dâu ( điển cố) thành ngữ tiếng Hán: Tang gian bộc thượng( trong bãi dâu, trên sông Bộc). Sông Bộc là con sông ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là nơi thời xưa trai gái thường hẹn hò tình tự với nhau ở trong bãi dâu kín đáo để không ai thấy. Trên dâu dưới Bộc( Nỗi oan hại chồng): chỉ những cuộc tình hẹn hò, tình tự không đàng hoàng gồm cả những cuộc tình bất chính. Cũng chỉ những hành vi, cử chỉ suồng sã, không đứng đắn.
VD2: Chân ướt chân ráo.
Nguồn gốc có từ một phong tục đưa dâu ngày trước. Khi cô dâu về nhà chồng, mẹ chồng cho cô dâu nhúng chân vào một chậu nước để làm phép. Trong chậu có bỏ mấy đồng tiền hàm ý chúc: tiền của sẽ vào nhà như nước. Sau đó, cô dâu phải bước qua một chậu than hồng để trừ ma quỷ trước khi vào buồng cưới.
Vừa mới đến, còn ngỡ ngàng, chưa hiểu gì, chưa kịp thích nghi với môi trường mới.
2. Vừa mới nhận nhiệm vụ mới, chức vụ mới, công tác mới.
Tài liệu tham khảo:
Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt. ( Nguyễn Như Ý – chủ biên), NXB GD, Hà Nội, 1996.
2. Sổ tay giải thích nghĩa thành ngữ tiếng Việt ( Nguyễn Đình Cao – chủ biên), NXB GD Việt Nam ( 2009)
3. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ. ( Hoàng Văn Hành – chủ biên), NXB KHXH, Hà Nội, tập I, II, 1988, tập III, 1991.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)