Bài 12. Sự biến đổi chất
Nội dung tài liệu:
Trang bìa
Trang bìa:
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ LÝ - HÓA - SINH - CN
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH DỰ TIẾT CHUYÊN ĐỀ
MÔN HÓA HỌC LỚP 8
GIÁO VIÊN : TRẦN ANH HUY
Tên bài:
- Khí oxi, nước, sắt, đường...là những chất và trong điều kiện bình thường mỗi chất đều có những tính chất nhất định.
- Nhưng không phải các chất chỉ có biểu hiện về tính chất mà có thể có những biến đổi khác nhau.
BÀI 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
TN1 nước: HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ
I - HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ
Quan sát hiện tượng :
Rắn
Chảy lỏng
Bay hơi
Ngưng tụ
Đông đặc
Nước có bị biến đổi thành chất khác không ?
Nước chỉ biến đổi về trạng thái
Nước (rắn)
Nước (lỏng)
Nước (hơi)
Quan sát :
Muối ăn có hình dạng gì ?
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
- Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước
+ Quan sát sự biến đổi của những hạt muối, màu dung dịch
+ Nếm xem có vị gì
- Lấy khoảng 1 ml dung dịch muối ăn trên cho vào ống nghiệm, cô cạn
Quan sát hiện tượng
Khi hòa tan muối ăn vào nước thu được dung dịch có màu sắc như thế nào ?
Nếm có vị gì ? Chứng tỏ điều gì ?
Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt. Không nhìn thấy hạt muối nhưng nếm thấy vị mặn
Khi cô cạn dung dịch quan sát thấy hiện tượng gì ?
Trong thí nghiệm trên, muối ăn có bị biến đổi thành chất
khác không ?
Muối ăn
Muối ăn
Muối ăn chỉ biến đổi về hình dạng
Qua thí nghiệm 1 và 2, rút ra nhận xét gì ?
Nhận xét : Trong các quá trình trên, nước cũng như muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hai hiện tượng trên là hiện tượng vật lí. Vậy thế nào là hiện
tượng vật lí ?
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lí.
TN1 bôt Fe và S: HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
Thí nghiệm 1:
Bột sắt
Bột Lưu huỳnh
Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt
Được hỗn hợp hai chất
Mô tả bảng: HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
Mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Trộn đều bột sắt và bột lưu huỳnh
cho vào ống nghiệm. Đưa ống
nghiệm lại gần nam châm.
Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm
một lát rồi ngừng đun.
Đưa ống nghiệm lại gần
nam châm.
Ống nghiệm bị nam châm hút
Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển
dần thành chất rắn màu xám
Ống nghiệm không bị nam
châm hút
Trước khi đun nóng sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp có biến đổi gì không ?
Khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh biến đổi như thế nào ?
Khi bị đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới. Đó là hợp chất sắt (II) sunfua.
Thí nghiệm 2 :
CHUẨN BỊ
- Dụng cụ : Đèn cồn, diêm, 2 ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, thìa lấy hóa chất
- Hóa chất : Đường
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
- Lấy đường vào 2 ống nghiệm
- Đun nóng đáy ống nghiệm
Quan sát hiện tượng
Mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm
Cách tiến hành
Ống nghiệm 1 đựng đường
để đối chứng
Đun nóng đáy ống nghiệm 2
trên ngọn lữa đèn cồn
Hiện tượng
Chất rắn màu trắng
Đường trắng chuyển dần thành
chất màu đen là than đồng thời
có những giọt nước ngưng trên
thành ống nghiệm
So sánh màu sắc ở hai ống nghiệm 1 và 2 ?
Sau khi đun nóng đường bị biến đổi thành những chất nào ?
Khi bị đun nóng đường phân hủy, biến đổi thành hai chất là than và nước
Qua kết quả của hai thí nghiệm trên, rút ra nhận xét gì ?
Nhận xét : Trong các quá trình trên, lưu huỳnh, sắt và đường đã biến đổi thành chất khác.
Sự biến đổi như thế của chất thuộc loại hiện tượng hóa học.
Thế nào là hiện tượng hóa học ?
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
đ s:
Những câu trả lời sau đúng (Đ) hay sai (S) :
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng hóa học
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học
Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc là hiện tượng hóa học
Đốt cháy khí hiđro trong không khí sinh ra nước là hiện tượng hóa học
Bài tập TN ẩn hiện chữ:
Những hiện tượng dưới đây là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học:
Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi ||Hiện tượng vật lí|| Cồn cháy biến đổi thành hơi nước và khí cacbonic ||Hiện tượng hóa học|| Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn rồi tán thành đinh ||Hiện tượng vật lí|| Đinh sắt để trong không khí bị gỉ sét ||Hiện tượng hóa học|| Rượu để lâu trong không khí thường bị chua ||Hiện tượng hóa học|| Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu ||Hiện tượng vật lí|| Bài tập trắc nghiệm chọn câu đúng:
Trong những hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí:
Về mùa hè, thức ăn thường bị thiu
Khi nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbon điôxit
Nhiệt độ trái đất nóng lên làm băng ở hai cực trái đất tan dần
Đun đường, đường ngã màu nâu rồi đen đi
Bài tập trắc nghiệm chọn câu đúng:
Trong những hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:
Nước bị đóng băng ở hai cực trái đất
Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua
Hòa tan muối ăn vào nước thu được dung dịch muối ăn
Khi chiên dầu mỡ nếu quá lữa dầu mỡ bị cháy khét
Trắc nghiệm điền khuyết:
Điền các từ ( cụm từ ) thích hợp vào ô trống :
Với các ||chất ||có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. khi ||chất ||biến đổi mà vẫn giữ nguyên là ||chất|| ban đầu, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ||vật lí||. Còn khi ||chất|| biến đổi thành ||chất ||khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ||hóa học||. DẶN DÒ:
BÀI HỌC ĐÃ KẾT THÚC
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
CHÀO CÁC EM HỌC SINH. CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT