Bài 12. Sự biến đổi chất

Chia sẻ bởi Quach Quoc Dung | Ngày 23/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Sự biến đổi chất thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC LỚP 8
THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VỊ THỦY
TRƯỜNG THCS VỊ ĐÔNG
Giáo viên thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
A/ Mục tiêu :
1) Kiến thức:
HS biết cách phân biệt được Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
2) Kỹ năng:
Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học trong tự nhiên và đời sống.
3) Thái độ:
B / Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
C/ Phương tiện dạy học :
a) GV : một số hoá chất và dụng cụ sau : Bột sắt, lưu huỳnh, đường, ống nghiệm, giá đun, đèn cồn . . . .
b) HS : Xem trước nội dung theo SGK.
D/ Tiến hành bài giảng :
I/ Ổn định tổ chức lớp 1phút
II/ Kiểm tra bài cu : (5phút)
ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Đun sôi nước, nước lỏng chuyển thành hơi, hơi nước ngưng tụ lại chuyển thành thể lỏng, ở nhiệt độ dưới O0C nước lỏng hoá rắn ( nước đá ) trong quá trình trên chất có bị biến đổi không ? Có chất mới sinh ra không ?
2/ Đun nóng đường ( màu trắng ) có hiện tượng gì xảy ra không?
Tuần 9, tiêt 17
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
I/ Hiện tượng vật lí
Quan sát thí nghiệm.
Nhận xét : Nước và muối ăn có giữ nguyên là chất ban đầu không ?
Đáp án :
Nước và muối ăn bị biến đổi về hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Sự biến đổi như trên gọi là hiện tượng vật lí. Qua thí nghiệm em hãy rút ra kết luận hiện tượng vật lí là gì ?
Đáp án :
Hiện tượng vật lí: Khi chất chỉ biến đổi về trạng thái
hay hình dạng ta nói đó là hiện tượng vật lí.
Lấy ví dụ về hiện tượng vật lí trong đời sống mà em biết ?
Đáp án :
_ Thanh sắt bị bẻ cong.
_ Hoà tan đường vào trong nước.
2/ Hiện tượng hoá học
Thí nghiệm 1:
Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi :
_ Trộn lưu huỳnh với bột sắt, dùng nam châm đưa lại gần hổn hợp. Lưu huỳnh và sắt có bị biến đổi không ?
Đáp án :
Trước khi đun nóng, lưu huỳnh và sắt không bị biến đổi.
_ Đun nóng hổn hợp lưu huỳnh và sắt, đưa nam châm lại gần, nhận xét hiện tượng, lưu huỳnh và sắt có bị biến đổi không ?
Đáp án:
Sau khi đung nóng lưu huỳnh và sắt bị biến đổi tạo ra chất mới có màu xám không bị nam châm hút.
TN
Trong thí nghiệm trên lưu huỳnh cùng với sắt biến đổi thành chất khác ( chất sắt II sunfua )
Thí nghiệm 2: Cho 1 ít đường vào 2 ống nghiệm 1 và 2, đun nóng ống nghiệm 2, quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm 2, đường trong ống nghiệm 2 có bị biến đổi không ?
TN
Đáp án :
Khi đun nóng đường bị biến đổi thành chất màu đen là than và nước.
Qua 2 thí nghiệm trên em hãy rút ra kết luận về hiện tượng hoá học ?
Đáp án :
Khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác ta nói đó là hiện tượng hoá học.
BÀI TẬP
Có các hiện tượng sau, khoanh tròn vào chữ a, b, c… chỉ hiện tượng hoá học.
a/ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu .
b/ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí có mùi hắc.
c/ Xăng để trong bìn không kín bị bay hơi.
d/ Rượu để lâu trong không khí có vị chua.
KẾT LUẬN
1/ Hiện tượng vật lí: Khi chất chỉ biến đổi về trạng thái
hay hình dạng ta nói đó là hiện tượng vật lí.
2/ Khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác ta nói đó là hiện tượng hoá học.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Câu hỏi :
Khi đốt nến ( làm bằng parafin ), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Hãy phân tích chỉ ra giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hoá học. Cho biết trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Đáp án
Hiện tượng vật lí diễn ra ở giai đoạn : nến chảy lỏng thấm vào bấc…nến chảy lỏng chuyển thành hơi.
Hiện tượng hoá học diễn ra ở giai đoạn: nến cháy trong không khí.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Học bài theo nội dung đã ghi.
Làm các bài tập còn lại sgk.
Chuẩn bị đọc trước bài “ Phản ứng hoá học”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quach Quoc Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)