Bài 12. Cơ chế xác định giới tính
Chia sẻ bởi Nguyễn Dương Phương Tân |
Ngày 04/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Cơ chế xác định giới tính thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Ñaëng Höõu Hoaøng
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ
GV thực hiện: NGUYỄN DƯƠNG PHƯƠNG TÂN – Trường THCS SUỐI NGÔ
KIỂM TRA MIỆNG:
1. Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?(8đ)
Quá trình phát sinh giao tử cái:
- Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1.
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho 1 thể cực thứ nhất và 1 noãn bào bậc 2.
Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 và 1 tế bào trứng.
Quá trình phát sinh giao tử đực:
- Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1.
- Mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.
- Hai tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 4 tinh trùng.
2. Trong các tế bào lưỡng bội của loài có mấy loại nhiễm sắc thể?(2đ)
Trả lời: Có 2 loại: các NST thường và 1 cặp NST giới tính.
Bài 12– tiết 12
Tuần dạy: 7
CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I. Nhiễm sắc thể giới tính
Quan sát hình 12.1 dưới đây và cho biết cặp NST nào là cặp NST giới tính?
Cặp NST 23
Cặp NST 23
Quan sát hình kết hợp thông tin cho biết:
+ Bộ NST lưỡng bội của loài có mấy loại NST?
Có 2 loại: Các NST thường( kí hiệu chung là A) còn có 1 cặp NST giới tính( XX, XY)
+ NST thường có những đặc điểm như thế nào?
Số lượng, hình thái giống nhau ở cả nam lẫn nữ.
+ NST giới tính có đặc điểm gì khác nhau giữa giống đực và giống cái?
Tồn tại thành từng cặp tương đồng(XX) và không tương đồng(XY).
Thảo luận nhóm so sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính điền vào phiếu học tập: (3phút)
Baûng so sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính :
Chỉ có 1 cặp
Có nhiều cặp
- Có thể tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).
- Các cặp NST giới tính ở cá thể đực và cái khác nhau.
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Các cặp NST thường ở cá thể đực và cái hoàn toàn giống nhau.
Mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính
Mang gen quy định các tính trạng thường
- Có 1 cặp NST giới tính :
Tương đồng : XX
Không tương đồng : XY
- NST giới tính mang gen qui định :
+ Tính đực, cái.
+ Các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.
+Vậy NST giới tính có đặc điểm và chức năng như thế nào?
Trong bộ NST lưỡng bội:
VD:Một số hiện tượng phân hoá giới tính ở động vật
- Đa số loài (người ,thú ,ruồi giấm,,,vv)
Một số loài chim ,bướm bò sát ,cá..)
Bọ xít ,chấu ,rệp
XY
XX
XO
XX
XY
XX
II. Cơ chế nhiễm sắc thể giới tính.
Quan sát hình 12.2, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: (4 phút)
1. Có mấy loại tinh trùng và trứng
được tạo ra qua giảm phân ?
2. Tinh trùng mang NST giới tính
nào thụ tinh với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
3. Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1?
+ Ở đa số loài giao phối giới tính được xác định khi nào?
+ Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.
1. Qua giảm phân có 2 loại tinh trùng được tạo ra( tinh trùng 22A + X, tinh trùng 22A + Y. Có 1 loại trứng được tạo ra( 22A + X).
2. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X sẽ tạo ra con gái. Còn thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X sẽ tạo ra con trai.
3. Do tỉ lệ hai loại tinh trùng mang NST X và NST Y có số lượng tương đương. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực(mang NST X và NST Y ) với giao tử cái tương đương.
+ Vậy ở các loài giao phối thì cơ chế nào xác định giới tính?
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
- Sơ đồ cơ chế NST xác định giới tính ở người:
+ Số lượng tinh trùng mang NST X và NST Y ngang nhau.
+ Xác suất thụ tinh của tinh trùng mang NST X và NST Y với trứng mang NST X ngang nhau.
- Tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ 1:1 do:
Tỉ lệ trai gái xấp xỉ 1:1 trong các trường hợp:
Số lượng nghiên cứu phải đủ lớn
Không bị ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh
Trứng và tinh trùng thụ tinh hoàn toàn ngẫu nhiên
MỞ RỘNG KIẾN THỨC
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
+ Những yếu tố bên trong và bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?
Bên trong: Hoocmôn sinh dục làm biến đổi giới tính tuy cặp NST giới tính vẫn không đổi.
- Bên ngoài: nhiệt độ, ánh sáng … cũng làm biến đổi giới tính.
Dùng Metyl testosteron (hoocmôn sinh dục) tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái biến thành cá đực
Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 280 C sẽ nở thành con đực, trên 320C thì nở thành con cái
Một số ví dụ về điều chỉnh đực cái
Th?u d?u tr?ng trong ánh sáng cu?ng độ yếu thì số hoa đực giảm
+ Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
- Ý nghĩa: có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
TỔNG KẾT
Câu 1: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Cơ chế sinh con trai, con gái ở người là: sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
- Sơ đồ cơ chế NST xác định giới tính ở người:
- Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do người mẹ quyết định là sai vì qua giảm phân mẹ chỉ cho ra 1 loại trứng là 22A + X, còn bố cho ra 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y. Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST X sinh ra con gái, còn thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST Y sẽ sinh ra con trai. Như vậy sinh con trai hay con gái là do người bố quyết định.
Câu 2: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Tại vì người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
Ý nghĩa: Người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Câu 3: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1: 1?
A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
D. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực(mang NST X và NST Y ) với giao tử cái tương đương.
Đáp án: B, D
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Đối với bài tiết học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK/ Trang 41.
Làm bài tập 5 SGK/ Trang 41.
Đọc mục: “ Em có biết”.
Đối với bài tiết học sau:
Xem trước bài 13: Di truyền liên kết trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
+ Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
+ Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
Chúc QUí thầy cô GIO và các em mạnh khoẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Dương Phương Tân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)